| Hotline: 0983.970.780

Không dễ chán cơm thèm phở

Thứ Bảy 24/10/2020 , 14:20 (GMT+7)

Cưới được Đoan, xem như Hiếu đã thỏa lòng mong ước. Họ là những người lấy nhau vì tình.

Vì trong số ba cô bạn gái Hiếu quen và đều yêu anh, Đoan là người có gia cảnh khiêm tốn nhất so với hai cô kia. Nhưng Hiếu bất chấp, tất cả chỉ vì chữ tình.

Anh nhớ lại, hai cô kia, một cô gia đình sở hữu chuỗi quán ăn lớn, một cô nhà kinh doanh vải ở chợ đầu mối. Ai cũng nghĩ rằng Hiếu sẽ cưới một trong hai người đó, rốt cuộc anh lại cưới Đoan, một cô giáo gia đình thanh bạch, đi làm chỉ vừa đủ ăn.

Cha mẹ Hiếu làm nghề buôn vật liệu gia dụng bằng nhựa từ lâu năm. Lấy vợ xong, hai ông bà cho con trai ra riêng, cũng mở một cửa hàng kinh doanh tương tự như thế. Chính vì vậy nên Hiếu không quan tâm đến chuyện nhà Đoan giàu hay nghèo.

Lấy vợ xong, anh những tưởng mình đã có được tất cả, tiền tài lẫn vợ đẹp, thế là đã đủ. Nhưng cuộc đời không đơn giản, vấn đề tình cảm phức tạp đó diễn tiến ngay trong chuyển biến tâm lý của Hiếu.

Như một người vốn xưa nay chỉ ao ước được thưởng thức một món ăn ngon nào đó, nhưng đến khi đã có sẵn bên cạnh, kể ra ăn mãi độc một món như thế mãi rồi cũng sẽ phát sinh tâm trạng ngán ngẩm. Đó chính là hoàn cảnh của Hiếu, điều này càng đúng hơn nữa khi xưa nay anh vốn vẫn được các cô xán lại chung quanh chỉ vì Hiếu khá đẹp trai.

Nay đã có vợ, anh không còn được quyền giao tiếp thân mật với các cô như ngày còn độc thân nữa. Hiếu bắt đầu thấy hối tiếc, cho là mình nông nổi dại dột vì đã lập gia đình sớm, tự mình đem thân vào vòng kềm tỏa. Hiếu bắt đầu lén lút bắt bồ với một hai cô.  

Nhưng lắm lúc nghĩ lại, Hiếu cũng thấy cám cảnh. Vì hai cô anh đang giao du hiện nay, nói thật ra chẳng có cô nào đẹp bằng vợ anh. Thế nhưng vì sao Hiếu vẫn không thể bỏ được họ?

Điều dễ hiểu vì họ đem lại những luồng gió mới lạ. Thậm chí đôi khi anh còn cho rằng ở hai cô gái mới quen đó, mỗi cô có một số ưu điểm hoặc về nhan sắc hoặc về tâm tính mà Đoan không thể nào có được, để rồi tự cảm thấy đắc ý, hài lòng.

Chẳng hạn như một cô tên Phương, cô này nhìn sơ qua tuy không đẹp bằng Đoan, nhưng cô ta khéo nấu ăn, lại biết cách trang điểm làm đẹp, điều mà một cô giáo mô phạm như vợ anh không bao giờ có được.

Hoặc như Chi, cô này về nhan sắc có lẽ là người kém nhất trong số ba người phụ nữ anh đang gắn bó. Nhưng cô lại rất biết đón ý chiều chuộng anh. Đã có không ít lần Hiếu chọn cô làm nơi trút bầu tâm sự, bao nhiêu những bực dọc, bất đắc chí trong cuộc sống, anh đem ra đổ xuống đầu cô ta bằng những lời oán trách độc địa. Nhưng dường như cô chẳng biết giận là gì.

Điểm duy nhất Hiếu không biết và cũng không cần biết. Đó là hai người con gái nọ có thật lòng yêu anh hay không, hoặc giả họ chỉ đến với anh vì anh đang bỏ tiền của ra bao bọc họ. Miễn sao khi ở bên họ, anh cảm thấy tự ái đàn ông của mình được thỏa mãn, vuốt ve.

Về đến nhà lại là một câu chuyện khác. Hiếu vẫn rất yêu thương vợ con. Với Đoan, dường như chưa bao giờ anh cảm thấy mình đã nguội lạnh tình cảm với vợ. Chỉ có một điều, đó là mối tình của anh đối với cô có vẻ như thiếu mất chất xúc tác: chất háo hức của những kẻ mới yêu nhau ban đầu tìm đến với nhau.

Cho đến một hôm Hiếu mới tình cờ tìm lại được hương vị xưa cũ đó. Hôm ấy, Đoan đi ăn sinh nhật một cô bạn dạy cùng trường. Nhà cô này ở xa, lúc về ngại vợ đi đường xa trời tối, nên Hiếu tình nguyện lái xe đưa vợ đi ăn sinh nhật người bạn này. Hết phần tiệc mặn đến phần dùng món tráng miệng và trò chuyện tán gẫu. Hiếu có dịp ngồi nói chuyện với một trong những cô giáo dạy cùng trường mà Đoan đang làm hiệu phó.

Mãi về cuối câu chuyện, cô này mới hé ra một chi tiết, đó là vẻ đẹp và nết thùy mị của Đoan đã khiến cho một viên chức trên phòng đặc biệt ưa thích cô. Ông này đã đánh tiếng, chỉ cần Đoan nói một lời thôi, là ông sẽ đặc cách cất nhắc cô lên chức vụ cao hơn.

Dĩ nhiên Hiếu biết vợ anh là cán bộ điều hành có thực tài, nhưng anh cũng hiểu thâm ý của vị viên chức đang si tình kia.

Bên ngoài Hiếu vẫn vui vẻ nói chuyện, nhưng bên trong, máu ghen của anh chợt nổi lên rần rần. Về đến nhà, anh cật vấn Đoan thì đúng là quả có như thế thật. Nhưng cô cho biết rằng không bao giờ nhờ cậy gì ông đó, cho nên vụ việc vẫn chỉ là một giai thoại đẹp mà thôi.

Riêng đối với Hiếu thì lại khác. Anh bỗng cảm thấy mình đâm ra yêu Đoan hệt như ngày xưa, vừa yêu vừa xen lẫn chút ray rức thống khổ vì ghen. Đến mức Hiếu cắt đứt hẳn mối quan hệ với các cô gái kia, vì cảm thấy họ bỗng trở nên quá tầm thường khi so sánh với Đoan.

(Kiến thức gia đình số 43)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm