| Hotline: 0983.970.780

Không nên lạm dụng kháng sinh

Thứ Hai 19/03/2012 , 10:47 (GMT+7)

Cháu thấy các cụ thường dạy lấy lá hẹ hấp cùng mật ong sẽ chữa được hiện tượng ho ở trẻ nhỏ. Nhưng cháu thấy cách này không ăn thua trong khi uống kháng sinh 3 ngày là khỏi ngay?

Ảnh minh họa
* Cháu thấy các cụ thường dạy lấy lá hẹ hấp cùng mật ong sẽ chữa được hiện tượng ho ở trẻ nhỏ. Nhưng cháu thấy cách này không ăn thua trong khi uống kháng sinh 3 ngày là khỏi ngay. Thế nên bảo sao trẻ con bây giờ uống kháng sinh hết?

Huỳnh Ngọc Sang, Tam Nông, Phú Thọ 

Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược, vì vậy khi muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó người thầy thuốc phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, nhất là khi muốn kết hợp kháng sinh. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.

Bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, nhất là các kháng sinh phổ rộng hiện nay. Các loại kháng sinh hay gây tiêu chảy nhất là ampicillin, các cephalosporin, erythromycin và clindamycin. Ở nhiều nước kháng sinh không được bán tự do mà chỉ được bán theo chỉ định của các BS chuyên khoa. Gần đây người ta còn phát hiện thấy gen kháng đa tghuoocs có thể chuyển từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác cho nên việc khi nào cầnsử dụng kháng sinh , dùng loại kháng sinh nào, dùng bao nhiêu lâu...đều phải do các BS chuyên khoa chỉ định. Để chữa ho cho trẻ không chỉ có lá hẹ, mật ong mà còn có nhiều loại thuốc tây y hay đông y khác. Chẳng hạn có thể dùng dùng quả kha tử bán ở các hiệu đông y. Nướng kha tử lên,sau đó thả vào cốc nước nóng có pha chút muối để cho bé ngậm...

* Em thấy người ta bảo gút là bệnh thừa đạm. Thế thì cái ông thịt chó ấy cao đạm như thế mà ăn thì mắc bệnh gút là cái chắc. Thế thì để phòng bệnh hơn chữa bệnh phải tuyệt đối tránh món này phải không?

Trần Văn Đọn, Văn Tảo, Hưng Yên

Chế độ ăn uống chiếm khoảng 12% nguyên nhân của bệnh gút:Sử dụng nhiều thức uống có cồn.Đồ uống có hàm lượng đường cao.Thức ăn có chứa nhiều đạm (thịt bò, hải sản). Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng...) cũng có thể gây tăng Acid uric. Những người ăn nhiều hải sản và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút.

Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể, như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc cơ thể ... có thể sẽ là tác nhân để sự chuyển hoá từ Acid uric thành muối Urat diễn ra. Bệnh gút nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ Axit Uric ở các khớp, gân, cơ và xung quanh các mô. Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp. Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút.

Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh Acid lactic. Acid lactic sẽ tranh chấp đào thải với Acid uric, làm cho lượng Acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát với khối lượng không đủ. Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp hoà tan acid uric trong cơ thể và loại bỏ theo đường tiết niệu ra ngoài. Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị gút, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động..., cũng làm tăng acid uric máu.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm