| Hotline: 0983.970.780

Kiên quyết không để người dân ăn thịt trâu, bò nhiễm bệnh nhiệt thán

Thứ Ba 13/06/2023 , 16:53 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT đề nghị Lai Châu, Điện Biên thực hiện mọi biện pháp, ngăn chặn không cho bệnh nhiệt thán lây sang người và lan rộng.

Tiêm vacxin phòng nhiệt thán cho bò. Ảnh: TĐ.

Tiêm vacxin phòng nhiệt thán cho bò. Ảnh: TĐ.

Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn thú y, hiện trên địa bàn các xã Xá Nhè và Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên có các trường hợp trâu, bò ốm, chết nhưng không được khai báo cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Thay vào đó, người dân tự giết mổ, ăn thịt và bán chạy trâu, bò mắc bệnh nhiệt thán. Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Kết quả kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm của đoàn công tác Cục Thú y cho thấy, nhiều mẫu môi trường (đất, nước) tại những nơi giết mổ trâu, bò cho kết quả dương tính với mầm bệnh nhiệt thán.

Nguyên nhân chủ yếu là do gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin nhiệt thán. Khi trâu, bò chết, người dân không khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương mà tự ý giết mổ, ăn thịt, dẫn tới lây bệnh cho người, trong đó, 13 người ở Điện Biên và 3 người ở Lai Châu.

Do đó, nguy cơ dịch bệnh nhiệt thán tiếp tục xảy ra tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và lây lan sang các tỉnh khác trong thời gian tới là rất cao, do người dân đã vận chuyển, giết mổ, buôn bán, sử dụng gia súc, thịt gia súc bị bệnh ra khỏi khu vực bệnh khởi phát ban đầu. Trâu, bò chết được giết mổ tại bờ suối, nơi chăn thả tập trung hàng nghìn trâu, bò.

Ngoài ra, chính quyền và người dân chủ quan trong việc phòng, chống bệnh nhiệt thán và đã dừng tiêm phòng từ năm 2020, ngân sách hỗ trợ cho triển khai tiêm phòng hàng năm không đủ.

Trước tình hình đó, Bộ NN-PTNT đề nghị lãnh đạo UBND các tỉnh Điện Biên, Lai Châu khẩn trương rà soát tổng đàn gia súc trên địa bàn, bố trí kinh phí mua vacxin, tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc có nguy cơ. Đồng thời, tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia súc mẫn cảm tại những nơi chưa có dịch nhưng tiếp giáp với nơi đã có dịch.

Tay một bệnh nhân bị mắc bệnh nhiệt thán do ăn thịt trâu, bò nhiễm bệnh. Ảnh: TĐ.

Tay một bệnh nhân bị mắc bệnh nhiệt thán do ăn thịt trâu, bò nhiễm bệnh. Ảnh: TĐ.

Bộ NN-PTNT đề nghị chính quyền và cơ quan chuyên môn của địa phương trực tiếp tổ chức xử lý, tiêu hủy gia súc bệnh và hỗ trợ người chăn nuôi có gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy, thu gom tất cả chất thải của gia súc, lớp đất cát mặt nền chuồng, sau đó xử lý cùng xác động vật mắc bệnh để không làm phát tán, lây lan dịch bệnh. Sử dụng các loại hóa chất có tác dụng diệt vi khuẩn, nha bào nhiệt thán để thực hiện thường xuyên, liên tục biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh.

Một công tác quan trọng nữa là tuyên truyền cho người dân về dấu hiệu và tính chất nguy hiểm của bệnh nhiệt thán, không tự ý vận chuyển, giết mổ gia súc, bán, cho, tặng, ăn thịt gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

Người dân phải khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương ngay khi phát hiện động vật có biểu hiện của bệnh, phối hợp với chính quyền, cơ quan chuyên môn tổ chức xử lý ổ dịch và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đặc biệt lưu ý, hướng dẫn người dân, người tham gia chống dịch, xử lý ổ dịch phải có dụng cụ bảo hộ cá nhân, phải áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không để bị nhiễm mầm bệnh nhiệt thán (vì rất có thể mầm bệnh, nha bào nhiệt thán đã phát tán trong môi trường đất, nước tại những nơi có gia súc bệnh, nơi người dân giết mổ, sử dụng thịt gia súc bệnh).

Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và Thú y trong việc chia sẻ thông tin, điều tra ổ dịch, ngăn chặn tác nhân gây bệnh lây từ gia súc mắc bệnh sang người và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Huyện có 115 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng

HÀ TĨNH Từ 5 hộ sản xuất thử nghiệm với diện tích 2.000m2 năm 2018, hiện huyện Thạch Hà đã có 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm