| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế vùng cao xứ Lạng khởi sắc

Thứ Ba 06/12/2022 , 09:37 (GMT+7)

Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, dân số hơn 782 nghìn người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 83% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới; triển khai thực hiện lồng ghép các nguồn vốn Trung ương, các Chương trình mục tiêu quốc gia kết hợp với ngân sách địa phương để đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp người dân phát triển kinh tế.

BK2

Mô hình trồng rau bò khai của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Chi Lăng. Ảnh: Nguyễn Thành.

Nhờ sự quan tâm đầu tư và các chính sách hỗ trợ đặc thù của Đảng và Nhà nước mà vùng đồng bào 

dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn đã có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 7,88% năm 2020 xuống còn 5,76% năm 2021 (tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 là 12,20%).

Cùng với đó, kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng được tập trung đầu tư, xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Ông Vi Minh Tú, Trưởng Ban dân tộc tỉnh Lạng Sơn cho biết, đến nay Lạng Sơn có 75/181 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 82 khu dân cư kiểu mẫu được công nhận đạt chuẩn; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo được nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục được chú trọng.

Mẫu Sơn là xã vùng cao biên giới của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Cả xã có hơn 90 hộ dân với gần 500 nhân khẩu, trong đó 98% là đồng bào dân tộc Dao. Trong số 52ha đất sản xuất nông nghiệp của xã chỉ có 11 ha đất trồng lúa 1 vụ và 7ha đất 2 vụ. Do không có ngành nghề phụ, thêm vào đó giao thông chưa thuận lợi nên tỉ lệ hộ nghèo của xã còn cao.

Để giúp người dân xóa đói giảm nghèo, những năm qua từ nguồn vốn các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, bà con nơi đây đã tập trung vào trồng rừng, chăn nuôi gia súc để phát triển kinh tế gia đình, xây dựng công trình hạ tầng nông thôn, nhờ đó đời sống của nhân dân ngày càng thay đổi.

NB1

Mô hình nuôi bò vỗ béo được nhân rộng ở một số huyện như Bắc Sơn, Văn Quan... Ảnh: Trang Anh.

Ông Lương Văn Lan, Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, chia sẻ, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đời sống người dân đã cải thiện nhiều. 100% số hộ có điện thắp sáng. Trường, trạm y tế được kiên cố. Bà con đã biết trồng hồi, chanh rừng, rồi chăn nuôi trâu bò, dê thương phẩm để làm kinh tế. Hiện nay, xã đang được đầu tư bê tông hóa tuyến đường liên tỉnh vào đến trung tâm xã. Có đường giao thông thuận lợi, bà con sẽ phát triển kinh tế, nhanh chóng thoát nghèo.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số cũng ngày càng thay đổi. Người dân biết phát huy nội lực cần cù trong lao động sản xuất, vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Anh Hoàng Doãn Binh (xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn) sinh ra trong một gia đình thuần nông, thấu hiểu nỗi vất vả của sựu nghèo đói. Với suy nghĩ phải tìm hướng phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, năm 2017, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) với số tiền 50 triệu đồng để chăn nuôi trâu, bò vỗ béo.

Sau 3 năm, đàn trâu, bò của gia đình anh phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế. Từ năm 2020 đến nay, trung bình mỗi năm, gia đình anh bán ra thị trường khoảng chục con trâu, bò, đem lại thu nhập 100 triệu đồng. Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách, anh đã trả được nợ ngân hàng và vươn lên thoát nghèo.

Để có vốn mở rộng chăn nuôi, gia đình anh làm hồ sơ vay tiếp 50 triệu đồng chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo của NHCSXH. Từ số vốn đó, anh tiếp tục đầu tư phát triển đàn dê. Kết hợp mua vật tư chăm sóc khoảng 200 gốc quýt đã trồng từ trước. Nhờ đó làm tốt mô hình kinh tế, trung bình mỗi năm, gia đình anh có thu nhập 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư để đáp ứng yêu cầu mục tiêu giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ liên quan trực tiếp đến lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Để tiếp tục thúc đẩy vùng dân tộc thiểu số phát triển, Trung ương đã giao 4.309.329 triệu đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó vốn đầu tư phát triển là 2.176.020 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 2.133.309 triệu đồng); năm 2022 là 618,1 tỷ đồng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm