| Hotline: 0983.970.780

Nỗi niềm 'lướt phây'

Thứ Sáu 25/09/2020 , 13:52 (GMT+7)

Khi tôi về hưu thì chồng tôi mới chỉ cho tôi cách lập Facebook để không bị tụt hậu với người ta. Tôi không thấy bổ ích như chồng tôi thấy.

Chị Dạ Hương ơi,

Tôi không thể mê nó đến mất ăn mất ngủ như chồng tôi được.

Nhưng chị ạ, có những thông tin, những clip khiến tôi nghĩ ngợi mãi. Vì sao nạn dùng dao dùng bạo lực để xử lý nhau bây giờ phổ biến quá thể chị ạ? Va chạm giao thông cũng chém nhau. Hận hàng xóm cũng vác dao sang giết người ta.

Rồi con giết mẹ, chồng chém vợ, vợ trả thù chồng tàn độc không vừa. Lại có cảnh người nhà bệnh nhân vác dao và xử lý y bác sĩ đang cứu người nhà của mình…

Thực trạng này sẽ dẫn đến đâu thưa chị? Tôi không quen với Mạng xã hội, tôi thấy ngợp chị ạ. Nhưng tôi không gắn bó với nó cũng không sao mà. Tôi thích lướt web đọc báo hơn. Vấn đề là tôi giống một người đang đi trên con kênh nhỏ, giờ ra sông ra biển thấy quá sóng gió, hãi hùng. Mà tháo lui là tụt lại, như chồng tôi cảnh báo. Phải biết, phải thao tác để còn kết nối tham dự vào đời sống thường nhật với con với cháu.

Nhiều người nói mặt trái của Mạng xã hội là loạn cào cào. Phát ngôn, bình luận, chửi văng mạng, chửi tục tằn, bán hàng, lừa lọc…Thôi thì mình đừng chú ý mấy cái việc đó, nhưng tôi vẫn không ngớt băn khoăn là vì sao kinh tế không tăng trưởng mà bạo lực lại “tăng trưởng” kỳ lạ qua những thông tin mà tôi thu nhận được chừng hai năm nay trên phây-búc đó chị.

--------------------

Bạn thân mến!

Theo thống kê không chính thức, thế giới có hàng tỷ ngưởi có tài khoản cá nhân trên Facebook, ấy là chưa nói đến những hệ thống điện tử tiện ích khác. Hình như VN mình cũng mấy chục triệu người có facebook, vậy thì, có lẽ, cứ hai người Việt thì có một người kết nối với Mạng xã hội (MXH).

Thông tin đó nói rằng, nó là cái chợ khổng lồ (định nghĩa facebook là chợ). Họp chợ, lướt qua nhau, tán gẫu, ghé mắt thông tin của bạn bè. Vân vân và vân vân. Có nghĩa là, ví như tôi không kết bạn quá 5.000 để khỏi bị giới hạn nhưng cũng đã quá bận rộn với từng ấy bạn cho dù, mỗi ngày, cũng chỉ 1/3 số ấy có status trên FB thôi. Với bạn, có thể ít hơn mà bạn đã thấy ngợp vì thông tin, bình luận, phát ngôn, clip, quảng cáo, chửi bậy…

Nhiều nước văn minh con người xem FB là thùng rác. Cả mấy tháng họ mới xuất hiện trên trang nhà của họ. Thời gian họ dành cho đọc sách, đi chơi, đi xem, đi gặp gỡ, đi ăn uống.

Chúng ta nước nghèo, FB đưa chúng ta ra với thế giới, chúng ta còn thiếu tự do ngôn luận nên mọi người cứ nhè FB mà xả, mà lập ngôn, mà tám chuyện, rất lu xà bù.

Nhưng họ thấy vui, thấy bổ ích, có người vài ba giờ xuất hiện một lần, dày đặc, toàn những lời đao to búa lớn. Kệ họ đi và rồi, bạn sẽ quen và nếu cáp quang có vấn đề, mạng nghẽn, mạng sập, bạn sẽ thấy bồn chồn đấy.

Vấn đề bạo lực không liên quan nhiều đến FB hay những clip trên YouTube. Vì phương tiện dày đặc và lượng thông tin khổng lồ nên sự tiếp nhận của chúng ta như là bội thực. Ngày xưa chồng bạo hành vợ khắp nơi nhưng không ai biết. Ngày xưa con bất hiếu với mẹ cha, cũng không ai hay.

Ngày xưa hàng xóm xử nhau cũng không ai biết. Ngày xưa mẹ trẻ người non dạ vứt con thúng rác cũng chỉ được biết trong phạm vi rất hẹp thôi. Mặt phải của Mạng xã hội là lan truyền nhanh, đều khắp, tố giác, răn đe, cảnh báo, góp phần trừng trị nữa.

Thế nhưng, chính tôi cũng thấy xã hội đang loạn quá, rất nhiều vụ tấn công nhau bằng nắm đấm, bằng dao. Nhất là cảnh người nhà bệnh nhân tấn công y bác sĩ ở ngay trong phòng cấp cứu. Có vấn đề tiêu cực gì ở cả hai phía đây: không có tiền thì cấp cứu chậm và con người ta như lò xo bị nén lâu ngày, thế là bật lên, không kiểm soát được nữa.

Như đã nói, thế giới loạn. Đều khắp. Nhất là đang trong đại dịch. Khó khăn, bế tắc, đói kém, bất công, giận dữ…khiến con người phát điên. Hiểu biết thì bình tĩnh, gạn lọc và đừng quá nghiện quá mê  như chồng của bạn mà bỏ bê gia đình, hoặc u uất, hoặc bị kích động, nhé.

Khoan thai, sống chậm, coi mọi thứ chỉ là tiện nghi tối thiểu, như ti-vi, tủ lạnh, chiếc xe, bữa ăn, cuốn sách. Tin rằng khi bạn đã tự chủ cân bằng, bạn sẽ tiếp nhận mọi thứ khoan hòa.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm