| Hotline: 0983.970.780

Làm gì để bảo tồn rừng lim Yên Thành?

Thứ Ba 18/06/2024 , 14:00 (GMT+7)

NGHỆ AN Môi trường sống của rừng lim quý tại huyện Yên Thành bị xáo trộn được coi là nguyên nhân khiến nhiều cây lim mục ruỗng...

Nhiều cây lim quý chịu cảnh chết đứng. Ảnh: SH. 

Nhiều cây lim quý chịu cảnh chết đứng. Ảnh: SH. 

Xoay quanh vụ việc hàng loạt cây lim quý bị chết tại lô 254, khoảnh 7, tiểu khu 877B thuộc xóm Đồng Bàn, xã Lăng Thành, ngày 5/6, các cơ quan chuyên ngành của huyện Yên Thành (Nghệ An) đã tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân.

Kiểm tra hiện trường xác định khu vực này có hiện tượng đốt, xử lý thực bì sau khai thác keo, người thực hiện là ông Hoàng Danh Hợp tại xóm Làng Danh, xã Lăng Thành (Yên Thành). Diện tích đốt khoảng 4.861 m2, thời gian tác động vào chiều ngày 4/6/2024. Sau đó gia đình ông Hợp đã trồng lại keo.

Khu vực này người dân vẫn trồng xen keo lá tràm để phát triển kinh tế. Ảnh: SH.

Khu vực này người dân vẫn trồng xen keo lá tràm để phát triển kinh tế. Ảnh: SH.

Đáng chú ý, tại đây phát hiện 10 cây lim đủ kích cỡ bị chết đứng, đã mục ruỗng phần vỏ, thân cây. Theo cơ quan chuyên môn, khi quan sát các gốc cây không thấy có hiện tượng ken cây, đẽo võ, khoan gốc. Từ đó khẳng định “việc đốt, xử lý thực bì sau khai thác keo không phải nguyên nhân làm chết các cây lim”.

Tiến hành nắm bắt độc lập biết thêm nhiều tình tiết quan trọng, rằng trong quần thể rừng lim có nhiều diện tích nằm sát kề khu dân cư, trong đó mọc xen lẫn nhiều điểm trồng keo lá tràm. Tại hiện trường có 10 cây lim chết khô thấy rằng có cây bị cháy đen từ gốc tới ngọn, dưới đất có dấu vết của việc đốt thảm thực bì.

Rừng lim, 'báu vật' bao đời của huyện Yên Thành đang chết dần. Ảnh: SH.

Rừng lim, "báu vật" bao đời của huyện Yên Thành đang chết dần. Ảnh: SH.

Chưa hết, hiện trạng rừng trên dù được quy hoạch rừng đặc dụng (Quyết định 48/2014/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An); rừng phòng hộ. Tuy nhiên trên thực tế đã được một số hộ dân sử dụng, canh tác từ trước đó rất lâu. Sự chồng chéo, nhập nhằng không đáng có vô tình dẫn đến tình cảnh “một thửa đất nhiều chủ sở hữu”, lỗ hổng quản lý là nguyên do khiến rừng bị xâm hại.

Nói có sách mách có chứng, khoảng 1 năm trước, vào tháng 6/2023, khi UBND xã Lăng Thành tiến hành kiểm tra định kỳ tại động Hòn Sáo, thuộc xóm Đồng Bàn cũng ghi nhận sự cố tương tự, phát hiện 1 cây lim cao 8m đã chết khô, ngoài ra còn hơn chục cây khác có dấu hiệu rụng lá, bị khô…

Trong số lim bị chết nhiều cây có đường kính lớn. Ảnh: SH.

Trong số lim bị chết nhiều cây có đường kính lớn. Ảnh: SH.

Trở lại diễn biến chính của vụ việc tại lô 254, khoảnh 7, tiểu khu 877B, xuất phát từ tính chất hết sức phức tạp, ngày 14/6 Đoàn kiểm tra liên ngành (đại diện Hạt Kiểm lâm; rừng phòng hộ; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật…) tiếp tục kiểm tra hiện trường để đánh giá tổng quan hiện trạng.

Sáng 16/6, ông Phan Duy Hải, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An chia sẻ thông tin: “Bước đầu nhận định nguyên nhân khiến các cây lim bị chết là do nấm bệnh tác động, còn do loại nấm nào cần có thời gian để đánh giá, phân tích chi tiết mẫu phẩm mới biết được. Ngoài yếu tố nên trên, việc canh tác của người dân cũng góp phần làm mất cân bằng sinh thái, khiến môi trường sống của cây lim bị ảnh hưởng”.  

Rừng lim quý khó giữ nếu không sớm xác định rạch ròi trách nhiệm chủ rừng. Ảnh: SH. 

Rừng lim quý khó giữ nếu không sớm xác định rạch ròi trách nhiệm chủ rừng. Ảnh: SH. 

Để  bảo vệ rừng lim, tỉnh Nghệ An cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chủ rừng có như thế mới mong bảo tồn được vốn quý.  

Huyện Yên Thành sở hữu quần thể rừng lim quý có tuổi đời trên 100 năm, phân bổ chủ yếu trên địa bàn 2 xã Lăng Thành và Hậu Thành, vốn được xem là “báu vật” suốt bao đời nay. Khó xác định “chủ rừng” đích thực kéo theo muôn vàn áp lực trong công tác quản lý. Có thời kỳ người dân vẫn tận dụng quỹ đất trống để trồng dứa, về sau lại chuyển sang trồng keo, chính những tác động ngoại cảnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của hệ thống rừng lim cổ thụ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ẩn họa từ việc người dân lấn đường để phơi thóc

Nhiều tuyến đường bị người dân chiếm dụng để làm nơi phơi thóc. Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất