| Hotline: 0983.970.780

Thu tiền 30 năm nhưng không thể giao đất cho dân

Thứ Tư 12/06/2024 , 09:23 (GMT+7)

QUẢNG NGÃI Dù chưa được UBND huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) chấp thuận quy hoạch nhưng xã Tịnh Đông vẫn thông báo cho người dân đến đóng tiền để nhận đất trong khu dân cư.

Theo tài liệu mà PV thu thập được, khoảng cuối năm 1993, Hội đồng nhân dân xã Tịnh Đông (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) có chủ trương quy hoạch khu dân cư Đồng Cây Quen với diện tích gần 1ha để tạo nguồn thu ngân sách địa phương. Chủ trương này được giao cho UBND xã Tịnh Đông lập hồ sơ trình UBND huyện Sơn Tịnh cho quy hoạch khu dân cư.

Phiếu thu tiền đóng góp đất Đồng Cây Quen người dân vẫn còn giữ. Ảnh: L.K.

Phiếu thu tiền đóng góp đất Đồng Cây Quen người dân vẫn còn giữ. Ảnh: L.K.

Người dân địa phương cho biết, việc chính quyền xã đầu tư khu dân cư Đồng Cây Quen nhằm chuyển đổi phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả và đáp ứng nhu cầu đất ở, để bà con mua làm nhà, mở cơ sở kinh doanh, phát triển kinh tế. Trong thời gian chờ ý kiến từ phía huyện, UBND xã Tịnh Đông đã thông báo cho các hộ dân đăng ký mua đất ở tại khu dân cư và đóng tiền cho bộ phận tài chính của xã. Mức tiền nộp là 1.000.000 đồng - 1.500.000 đồng tùy theo lô.

Trong hai năm 1994 -1995, có 28 người dân đăng ký, trong đó 27 người đã nộp tiền cho UBND xã Tịnh Đông (gồm 18 người có phiếu thu, giấy nhận tiền và 9 hộ không có phiếu thu tiền). Trên 18 phiếu thu và giấy nhận tiền thể hiện nội dung: “Thu đóng góp đất Cây Quen”, “Thu lệ phí đất ở khu quy hoạch xứ đồng Cây Quen”, “Phí và đền bù đất Cây Quen”, “Thu tạm ứng mượn tiền đất Cây Quen”, “Thu tạm vay tiền đất Cây Quen” với tổng số tiền 21,5 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thanh Tùng (xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh) cho hay, lúc đó số tiền 1.500.000 đồng là rất lớn, tương đương với 3 chỉ vàng. Với mong muốn có nơi làm nhà để an cư, lạc nghiệp, ông đã gom góp, vay mượn khắp nơi mới đủ tiền để được nhận lô đất rộng 120m2. Vậy nhưng, tiền thì đã nộp, thời gian đã trôi qua gần 30 năm vẫn chưa được giao đất để làm nhà.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thu Thúy (60 tuổi, xã Tịnh Đông) cũng đã đóng cho cán bộ xã Tịnh Đông 1.500.000 đồng để nhận 1 lô đất ở khu dân cư Đồng Cây Quen.

"Sau khi nộp tiền một thời gian, họ cấp mỗi người một miếng đất để làm ruộng và bảo sau này sẽ san ủi mặt bằng rồi chia lô, bốc thăm, ai trúng lô nào nhận lô đấy, nhưng từ đó để im luôn đến bây giờ", bà Nguyễn Thị Thu Thúy kể.

Mặc dù vậy, hồ sơ lập khu dân cư Đồng Cây Quen lại không được UBND huyện Sơn Tịnh chấp thuận. Điều này đã khiến cho vụ việc cứ thế kéo dài dai dẳng cho đến tận bây giờ. Tiền đã đóng nhưng không được giao đất nên trong các đợt tiếp xúc cử tri của HĐND các cấp hay tại buổi đối thoại của Bí thư Huyện ủy Sơn Tịnh với nhân dân xã Tịnh Đông, người dân nhiều lần phản ánh và mong muốn được giải quyết dứt điểm.

Khu vực Đồng Cây Quen mà UBND xã Tịnh Đông lập hồ sơ quy hoạch khu dân cư nhưng không được UBND huyện Sơn Tịnh đồng ý. Ảnh: L.K.

Khu vực Đồng Cây Quen mà UBND xã Tịnh Đông lập hồ sơ quy hoạch khu dân cư nhưng không được UBND huyện Sơn Tịnh đồng ý. Ảnh: L.K.

Ông Nguyễn Đông Viên, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Đông xác nhận, giai đoạn 1994 -1995, có thông tin địa phương quy hoạch khu dân cư, thông báo cho nhân dân ai có nhu cầu thì đóng góp ngân sách để sau này giao đất. Theo các quy định của pháp luật thì đến nay việc giao đất không thể thực hiện được. Địa phương cũng đã có ý kiến, tờ trình đề xuất lên các cấp có thẩm quyền để xem xét nhưng vẫn vướng các quy định về xét cấp đất ở địa phương".

Trước những phản ánh, kiến nghị của người dân, UBND huyện Sơn Tịnh đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh. Kết luận thanh tra cho rằng, khu dân cư Đồng Cây Quen chưa được UBND huyện Sơn Tịnh phê duyệt nhưng UBND xã Tịnh Đông giai đoạn 1994-1995 đã thu tiền của 27 hộ dân để giao đất là trái thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người dân.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 19, Luật Đất đai 1993, tất cả các trường hợp trên không đủ hồ sơ, điều kiện để giao đất. Bên cạnh đó, số tiền thu của các hộ dân đã chi phục vụ cho hoạt động của UBND xã Tịnh Đông từ năm 1994-1995 nhưng chứng từ chi hiện nay không còn nên không có cơ sở xác định đúng sai. Việc UBND xã Tịnh Đông giai đoạn lúc bấy giờ thu tiền với nội dung như trong phiếu thu được nêu để giao đất cho các hộ dân tại Đồng Cây Quen là trái thẩm quyền.

Để xảy ra sai phạm nêu trên, trước hết thuộc về tập thể UBND xã Tịnh Đông giai đoạn 1994-1995. Trong đó, người chịu trách nhiệm trực tiếp là Chủ tịch UBND xã, công chức địa chính và công chức kế toán của xã. Đồng thời, cũng có một phần trách nhiệm của Đảng ủy, HĐND xã trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát hoạt động của UBND xã, cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cũng theo kết luận trên, do sự việc xảy ra trong giai đoạn 1994-1995 nên thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết. Thêm vào đó, tập thể cán bộ UBND xã Tịnh Đông trước đây đã nghỉ chế độ, có người đã mất nên không xem xét xử lý kỷ luật. Không đồng ý với nhiều điểm trong kết luận, người dân tiếp tục làm đơn khiếu nại với lý do việc nộp tiền mua đất là hợp pháp, xuất phát từ chủ trương của xã Tịnh Đông.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ẩn họa từ việc người dân lấn đường để phơi thóc

Nhiều tuyến đường bị người dân chiếm dụng để làm nơi phơi thóc. Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm