| Hotline: 0983.970.780

Làm 'thượng khách' ở Hậu Giang

Thứ Năm 13/07/2023 , 06:39 (GMT+7)

Người dân đến với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang được tiếp đón như thượng khách. Một 'nhân viên đặc biệt' luôn túc trực ở cửa khiến bà con nức lòng.

'Nhân viên thân thiện' tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

"Nhân viên thân thiện" tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Robot thân thiện phục vụ hành chính công

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang. Một chiều cuối tháng 5, cơn mưa đầu hạ vẫn không ngăn cản được bước chân người dân đến làm thủ tục hành chính. Đã cuối giờ chiều nhưng những nhân viên của trung tâm vẫn túc trực đầy đủ để tiếp nhận hồ sơ, tận tình hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cho bà con. Những nụ cười thường trực trên môi, thái độ ân cần, hướng dẫn người dân đến giao dịch.

Bài liên quan

Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang có một “nhân viên” khá đặc biệt đứng ở cửa chào khách, cho số giao dịch và dẫn tới bàn giải quyết thủ tục theo từng lĩnh vực.  

“Nhân viên robot thân thiện” dù chưa được đặt tên và mới được đưa vào phục vụ sau “Tuần lễ chuyển đổi số” vừa được tỉnh Hậu Giang tổ chức vào trung tuần tháng 5, nhưng robot thân thiện phục vụ hành chính công đã sớm chinh phục được lòng người.

Anh Nguyễn Hoàng Vẽ, ấp 2, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy đội mưa lên làm thủ tục để xuất cảnh đi lao động Hàn Quốc.

Anh Vẽ thích thú bảo: “Tôi khá bất ngờ về chú robot thông minh và thân thiện này. Sau lời chào là nó mời tôi thao tác bấm số trên màn hình cảm ứng trước ngực và tự tay lấy số in ra từ bụng để đưa cho khách, dẫn tới quầy giao dịch”.

Hình ảnh 'nhân viên thân thiện' đặc biệt của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang mang lại không khí vui vẻ cho người dân. Ảnh: Trung Chánh.

Hình ảnh "nhân viên thân thiện" đặc biệt của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang mang lại không khí vui vẻ cho người dân. Ảnh: Trung Chánh.

Theo chế độ cài đặt, 'nhân viên' này sẽ đón tiếp, in số thứ tự và dẫn người dân tới quầy làm thủ tục.

Theo chế độ cài đặt, "nhân viên" này sẽ đón tiếp, in số thứ tự và dẫn người dân tới quầy làm thủ tục.

Đây là ý tưởng sau 'Tuần lễ chuyển đổi số' vừa được Hậu Giang tổ chức vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Ảnh: Kiên Trung.

Đây là ý tưởng sau "Tuần lễ chuyển đổi số" vừa được Hậu Giang tổ chức vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Ảnh: Kiên Trung.

Đi xuất khẩu lao động nước ngoài, anh Vẽ đã làm hộ chiếu để xuất cảnh, hôm anh đến Trung tâm Phục vụ hành chính công liên hệ để làm lý lịch tư pháp. “Tôi bận việc nên đi vào buổi chiều, lại gặp mưa dọc đường nên đến trễ. Tôi cũng lo lại bị hẹn qua ngày hôm sau nhưng hồ sơ của tôi đã được tiếp nhận, giải quyết nhanh gọn. Trước đây, người dân phải đi gặp cơ quan chức năng để xin giấy, còn bây giờ là khách hàng, là thượng đế rồi, đến để được phục vụ. Cán bộ giải quyết hồ sơ là người phục vụ dân, luôn tận tâm, tận tình, làm hết việc chứ không còn tư tưởng trông chờ hết giờ để nghỉ”.

Ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang cho biết: “Thực hiện cải cách hành chính, không chỉ đơn giản thủ tục khi giải quyết thủ tục hành chính cho dân mà còn rút ngắn thời gian. Với phương châm “5 tại chỗ” là tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả. Nhiều thủ tục trước đây phải 2-3 ngày mới xong thì nay có thể giải quyết ngay trong ngày, tức là sáng nộp - chiều trả kết quả”.

Theo ông Tâm, từ năm 2022 đến nay, Hậu Giang đã cắt giảm trên 90 thủ tục hành chính trên các lĩnh vực như xây dựng, tư pháp, nông nghiệp, giao thông, văn hóa, bưu chính… Đồng thời, cắt giảm thời gian giải quyết cho gần 100 thủ tục hành chính của các sở, ngành với thời gian được rút ngắt ít nhất là khoảng 20% so với trước đây.

Trên mỗi một quầy làm thủ tục, Hậu Giang đặt một chậu cây xanh. Sự thân thiện được chăm chút từ những chi tiết nhỏ. Ảnh: Kiên Trung.

Trên mỗi một quầy làm thủ tục, Hậu Giang đặt một chậu cây xanh. Sự thân thiện được chăm chút từ những chi tiết nhỏ. Ảnh: Kiên Trung.

Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang cũng đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, nhất là trong lĩnh vực hành chính, giúp người dân thuận tiện trong giao dịch, nhanh chóng. Để khuyến khích người dân thực hiện, tỉnh sẽ có chính sách giảm phí, lệ phí đối với các hồ sơ nộp trực tuyến. Hiện nay, đang có hơn 100 thủ tục hành chính được giải quyết trực tuyến, tức là nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nhà.

“Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính đã mang lại nhiều thuận lợi cho người dân. Ở tại nhà nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh. Lệ phí thì thanh toán trực tuyến và sử dụng biên lai điện tử. Người dân sẽ được gửi kết quả điện tử hoặc trả kết quả giấy qua đường bưu chính. Trong trường hợp người dân chưa hiểu cách thức thực hiện thì gọi về tổng đài giải đáp tự động dịch vụ công qua đường dây nóng công bố công khai, mọi thắc mắc sẽ được giải đáp”, ông Tâm cho biết.

Không chỉ vậy, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang còn thí điểm triển khai robot hướng dẫn người dân khi đến làm các thủ tục. Đây là robot thông minh, thân thiện, dễ giao tiếp, sẽ thay thế nhân viên chào hỏi, hướng dân người dân làm thủ tục.

Người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính được đón tiếp như 'thượng khách'. Ảnh: Kiên Trung.

Người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính được đón tiếp như "thượng khách". Ảnh: Kiên Trung.

Khi người dân lựa chọn lĩnh vực cần giải quyết, robot sẽ in số thứ tự và tự tay đưa cho khách hàng, sau đó dẫn đến bàn có nhân viên để làm thủ tục. Tại đây, người dân có thể tra dân cứu tình trạng giải quyết hồ sơ bằng khuôn mặt trên Cổng dịch vụ công tỉnh và Ứng dụng di động Hậu Giang.

“Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui”

Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết để mời gọi đầu tư với quan điểm “Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui”. Định hướng Chiến lược phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định thu hút đầu tư vào 4 trụ cột: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang.

Đây được xác định là một trong những giải pháp then chốt, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với kỳ vọng thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội cho địa phương. Điều này, thể hiện khát vọng mới, sự cầu thị, sự cam kết mạnh mẽ và đồng hành của chính quyền trong việc mời gọi cộng đồng doanh nghiệp đến với Hậu Giang.

Người dân được đón tiếp như 'thượng đế' tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kiên Trung.

Người dân được đón tiếp như "thượng đế" tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kiên Trung.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: “Chính quyền địa phương rất mong muốn thu hút đầu tư và truyền tải được quan điểm “Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui”, “Thành công của doanh nghiệp là thành quả của tỉnh nhà”. Với khẩu hiệu hành động là “2 nhanh, 3 tốt”, đó là “Nhanh giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư” và “Cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt”. Tỉnh sẵn sàng chào đón và đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hợp tác, đầu tư đến các đại sứ, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, với phương châm “Đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng”, chúng tôi cam kết sẽ luôn sát cánh, đồng hành và chia sẻ cùng nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất tại tỉnh Hậu Giang”.

Hiện nay, Hậu Giang đang hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (huyện Châu Thành, Châu Thành A) nên nhà đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi là cao nhất.

Kios điện tử tra cứu các thủ tục hành chính. Ảnh: Kiên Trung.

Kios điện tử tra cứu các thủ tục hành chính. Ảnh: Kiên Trung.

Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kiên Trung.

Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kiên Trung.

Cụ thể, họ được hưởng mức thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% và áp dụng trong vòng 15 năm; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư…

Trên địa bàn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh đã thu hút được 75 doanh nghiệp thực hiện 77 dự án đầu tư, trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư trong nước trên 78 ngàn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư nước ngoài gần 4 tỷ USD. Đồng thời, vị trí các khu công nghiệp được quy hoạch gần vùng nguyên liệu nông sản, thủy hải sản, gần thị trường tiêu thụ và gần nguồn lao động chất lượng cao trong khu vực ĐBSCL.

Vị trí giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy, cầu cảng và gần sân bay quốc tế Cần Thơ. Đặc biệt là có 2 dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang được đầu tư xây dựng, đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đế với tỉnh Hậu Giang để đầu tư phát triển.

"Đặt mình vào vị trí người dân để phục vụ tốt hơn"

Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang Lê Thanh Tâm cho biết, phải đặt mình vào vị trí người dân để phục vụ tốt hơn.

“Đặt mình vào vị trí người dân để biết họ cần những gì, từ đó sẽ phục vụ tốt hơn. Muốn phục vụ người dân tốt nhất không chỉ ở thái độ niềm nở ân cần của cán bộ. Mình đi xuống Một cửa ngẫu nhiên hoặc tự mình đi thực hiện một thủ tục hành chính sẽ đánh giá được có thực chất hay không” – ông Tâm cho hay.

Theo ông Tâm, trực tiếp Chủ tịch tỉnh, lãnh đạo của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh xuống cơ sở kiểm tra hoạt động của các trung tâm hành chính công cấp huyện, xã để từ đó ghi nhận, tổng kết, đánh giá những mặt được và chưa được.

“Cán bộ có thái độ chưa chuẩn mực với người dân, bị “chấm điểm” không hài lòng hay chưa hài lòng sẽ được tích lại để nhắc nhở, nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị điều chuyển. Điều quan trọng nhất là không cần người dân bỏ phiếu hay nhận xét, họ vẫn tự giác tươi cười, ân cần phục vụ…, đó mới là điều quan trọng. Nhân viên của tôi rất tiến bộ, đi làm sớm, đúng giờ, miệt mài, về muộn, coi việc của bà con như việc của mình”, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang Lê Thanh Tâm chia sẻ.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.