| Hotline: 0983.970.780

Làng đào trên Kinh Bắc

Thứ Tư 08/01/2020 , 10:50 (GMT+7)

Ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, nhiều khách đã đổ về làng trồng hoa đào Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh) đặt mua cây.

Nếu thời tiết thuận lợi, người trồng đào nơi đây sẽ tiếp nối một năm trúng lớn.

08-40-19_1
Người dân Đình Bảng chăm sóc hoa để kịp bán Tết.

Đình Bảng trước đây vốn là xã thuần nông nghiệp của huyện Từ Sơn. Tháng 10/2008, Từ Sơn được nâng cấp trở thành thị xã. Đình Bảng thành phường nhưng diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm hàng trăm ha.

Ông Ngô Tạo Lợi, Phó Chủ tịch UBND phường Đình Bảng cho biết, người dân nơi đây vốn cần cù, chịu khó, làm trăm nghề, nuôi nhiều loại cây, con. Nhiều năm qua, Đình Bảng nổi lên như một vùng trồng hoa đào bán Tết lớn nhất nhì phía Bắc. Nhưng thực tế, đây lại không phải là nghề cổ truyền của người dân Đình Bảng.

Theo ông Lợi, cách đây khoảng 15 – 20 năm, khi mà vùng đào Nhật Tân (Hà Nội) có nguy cơ mai một, một số người dân Đình Bảng đã lân la sang học nghề. Họ học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, sau đó lấy giống đào Nhật Tân về Đình Bảng. Những năm sau, dần dà, người dân tự nâng cao tay nghề, tự chiết, ghép, nhân giống đào cho các vụ sau.

Đến nay, tổng diện tích đào của phường Đình Bảng khoảng hơn 81 ha, trồng rải rác ở 13/16 khu dân phố.

Anh Nguyễn Văn Yên, khu dân phố Trung Hòa cho biết, gia đình trồng đào đã 15 năm. Do thiếu đất sản xuất, anh thuê của các hộ dân được 5 sào để trồng đào bích và đào rừng. Theo anh Yên, khi mới trồng, cũng như vài hộ khác, anh vẫn phải về Nhật Tân để lấy đào giống sau mỗi vụ Tết. Nhưng trăm hay không bằng tay quen, qua vài vụ, anh đã có thể tự nhân giống cho vụ sau.

Anh Yên chia sẻ, đào cho thu nhập cao hơn trước đây trồng lúa gấp nhiều lần. Nhưng, để kiếm được đồng tiền cũng không dễ dàng gì. Đào là loại dễ trồng nhưng khó chăm sóc, nhiều sâu bệnh. Một tháng hai lần, đều đặn phải kiểm tra, phun thuốc BVTV phòng, trừ các loại bệnh như gỉ sắt hay sâu hại, nhện đỏ.

Anh Yên bảo, nhưng dù có “cao tay” tới đâu, kỹ thuật cũng chỉ quyết định được 30% thắng lợi của một vụ đào, 70% còn lại là do… ông trời. Như đợt vừa qua, lạnh sâu, nhiều sương muối, người trồng đào phải tìm đủ mọi cách để che chắn, bón kali bổ sung cho cây.

08-40-19_2
Ngắt những bông hoa héo để lấy quả - chiều theo sở thích của khách.

Hiện gia đình anh Yên đang ươm 350 gốc đào bích và hàng trăm gốc đào rừng. Từ đầu tháng Chạp, nhiều khách khắp nơi đã tìm tới đặt mua để chơi cả trước và sau Tết.

“Đào bích thì chủ yếu là xuất bán cho thương lái, họ chở đi các tỉnh để bán. Còn đào rừng thì nhà tôi cho thuê, sau Tết lại đem về chăm sóc. Giá đào bích thì tương đối ổn định, còn đào rừng thì vô cùng lắm. Cây rẻ thì 5 triệu, có cây 15 triệu, mà vài chục triệu cũng có”, anh Yên chia sẻ.

Nói về thu nhập, anh Yên tính toán, mỗi sào đào bình quân cho thu nhập 20 – 30 triệu đồng. “Nếu từ nay tới Tết, trời lạnh nhiều, lạnh sâu, tôi đang sợ đào bị non. Để đào nở đúng dịp Tết, chỉ còn cách bón thêm kali, tỉa lá để cây tập trung nuôi nụ và hoa. 2 – 3 năm qua, đào Đình Bảng đều được giá, thương lái mua buôn hết sạch”, anh Yên cho biết.

Ngoài trồng đào bán Tết, người dân Đình Bảng còn tập trung sản xuất lúa (83 ha), chủ yếu là lúa hàng hóa, các loại hoa (16ha) cùng khoảng 61 ha các loại cây ăn quả, cây lâu năm khác.

Anh Trần Mạnh Sơn, cùng khu dân phố Trung Hòa chia sẻ, do năm 2018, trời nắng nhiều dịp giáp Tết nên đào nở sớm. Năm nay, người trồng lùi thời gian tuốt lá để hãm hoa thì trời lại lạnh nhiều.

Theo anh Sơn, với thời tiết này, chỉ cần chăm chỉ tưới dưỡng cho cây là đào sẽ nở đúng dịp Tết. “Bao năm qua, đào của chúng tôi chủ yếu là thương lái mua buôn, chỉ còn rất ít bán cho người dân địa phương. Vì vậy, đào có được mùa hay mất mùa, nhưng giá bán vẫn ổn định. Loại đẹp, giá từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/cây, đào cành thì loanh quanh 400 – 500 nghìn đồng”, anh Sơn cho biết.

Ông Ngô Tạo Lợi cho biết, những năm qua, địa phương luôn quan tâm, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng đào Tết. Những năm đầu, phường còn cấp kinh phí, hỗ trợ mua đào giống. Sau này, địa phương tiếp tục bố trí kinh phí làm đường, hệ thống thủy lợi bao quanh các khu trồng đào. Hằng năm, phường còn dành kinh phí, nhân lực hỗ trợ người dân diệt chuột.

Theo ông Lợi, dù cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ, nhưng luôn mang lại lợi ích kinh tế ổn định cho người dân. Tính trung bình toàn phường, người dân thu về khoảng 30 triệu đồng/sào đào. Dù không phải là cao, nhưng bù lại, vấn đề môi trường xanh sạch đẹp được cải thiện khá nhiều so với những khu phát triển công nghiệp.

08-40-19_3
Một số cây đào đã bắt đầu nở hoa, phục vụ nhu cầu “chơi” sớm người dân.

“Dịp giáp Tết, phường Đình Bảng sẽ bố trí khu vực dọc các trục đường chính để người dân có thể trưng bày, buôn bán thuận lợi. Mong sao nghề trồng đào của chúng tôi ngày càng phát triển, người dân giàu có thì kinh tế địa phương mới phát triển được”, ông Ngô Tạo Lợi cho hay.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm