| Hotline: 0983.970.780

Lấy nhau không phải vì tình

Thứ Bảy 26/09/2020 , 15:35 (GMT+7)

Đường đời run rủi khiến Liêm gặp Mai. Tuy hai người mới gặp nhau vài lần nhưng đã thấy rất tâm đầu ý hợp.

Họ quen nhau ngẫu nhiên do cùng quen với một người bạn chung. Nhà Mai giàu có, trong khi nhà Liêm chỉ đủ ăn. Cho tới lúc đến chơi nhà Mai lần đầu, Liêm mới thật sự ngỡ ngàng trước sự giàu có của gia đình bố mẹ cô gái.

So về gia thế, hai bên chênh lệch khá nhiều. Ngay từ những ngày đầu quen nhau, Liêm đã mường tượng nhận ra được điều đó. Nhưng một là anh đã trót si tình, hai là khi yêu một cô vừa đẹp người lại đẹp nết, nhất là lại được cô gái ấy đáp lại mối tình của mình, liệu có mấy ai cưỡng lại được?

Thêm nữa, mối tình đầu là một ấn tượng rất mạnh mẽ, nó dường như bất chấp mọi rào cản. Tuổi trẻ thường ít suy nghĩ sâu xa, nhất thời họ hãy cứ sống cho tình yêu.

Mai rất háo hức chào đón những cuộc đến thăm của Liêm, cô chỉ biết rằng anh là người hiền lành và có ngoại hình bắt mắt, lối nói chuyện thật cuốn hút, thế là đủ. Những cuộc hàn huyên của họ trao đổi với nhau đa phần là những câu chuyện phiếm rất ăn ý.

Ngoài ra, gia cảnh nhà Liêm như thế nào, cô không quan tâm. Dẫu rằng nhìn bề ngoài của Liêm, cô cũng có thể mường tượng rằng nhà anh không khá giả, điều đó chứng minh qua các quần áo anh mặc, chiếc xe máy anh đi, tất cả đều rất bình dị. Nghề giáo viên cấp hai mới ra trường của anh có thu nhập hẳn rất khiêm tốn, so với dịch vụ kinh doanh vàng bạc của nhà cô.

Tuy trong bụng hai người yêu nhau, nhưng vẫn có những giới hạn nhất định, trên bề ngoài họ chỉ đi xa hơn tình bạn thân mật một chút chứ chưa phải là một đôi tình nhân đã từng trải nghiệm những cử chỉ thân mật qua những đụng chạm thể chất với nhau.

Liêm không hiểu tại sao đối với Mai, anh lại nhút nhát, cẩn trọng thái quá như thế. Không biết có phải để bù trừ cho những giới hạn nam nữ mà anh chưa thể vượt qua được đối với cô hay không, nên sau khi quen Mai được nửa năm, có một cô gái khác tên Linh cũng yêu anh.

So với Mai, Liêm không yêu Linh, chỉ xem như một người bạn thân mà thôi. Mặc dù ngoại hình của Linh cũng rất khả ái. Nhưng biết làm sao được, trái tim có lý lẽ riêng của nó. Tuy nhiên, trong một lần đi chơi tối với Linh, Liêm đã ôm hôn cô.

Nụ hôn này đối với anh dường như để bù đắp lại những gì anh chưa thể thực hiện được với Mai. Thậm chí hôn nhau xong, Liêm còn cảm thấy hối hận vì thật lòng anh không yêu thương cô gái này.

Sau lần đó, Linh tưởng anh đã đáp lại tình yêu của mình, nên càng tìm đến với Liêm nhiều hơn. Nhưng anh đã tìm cách xa lánh dần cô ta.

Thế rồi một hôm bà Lộc, mẹ của Liêm, đề nghị cho anh một đám cưới hỏi do mai mối. Đó là một cô tên Ánh, hiện đang làm ở ngân hàng.

Bà Lộc cũng nói trước với con trai rằng, tuy Ánh không đẹp, nhưng được cái chịu khó làm ăn, lại là người hiền lành. Theo bà phân tích, gia đình ông bà hiện nay chỉ tạm đủ ăn. Vì thế Liêm cần lấy một người vợ có thu nhập ổn định để đỡ đần kinh tế trong gia đình.

Câu chuyện khéo sao gặp ngay lúc bên nhà Mai, cha mẹ cô cũng mới đánh tiếng gả con gái cho một gia đình đối tác làm ăn trong ngành vàng bạc đá quý. Đối với đôi lứa đang yêu nhau như Mai và Liêm, hai người đều gặp phải cảnh áo mặc không qua khỏi đầu. Dù yêu nhau, nhưng đó chỉ là tiếng yêu ở trong lòng, thậm chí trên thực tế cả hai người đều chưa từng thực sự thổ lộ ra với nhau.

Có thể vì vậy nên tình yêu của họ cũng chưa đủ gắn bó. Thế là cả hai sau một vài lần bịn rịn, đau khổ, kết cục rồi Liêm thôi, không đến nhà Mai nữa. Anh vâng lời cha mẹ cưới Ánh, một cô gái anh chưa từng yêu nhưng cưới để cho vui lòng mẹ và cũng là một cách để quên Mai.

Về phía Ánh, cô đã rất hạnh phúc khi được sánh đôi với một chàng trai như Liêm. Phải nói rằng Ánh đã mau chóng đem lòng thương anh ngay từ lần đầu gặp gỡ. Vợ chồng họ sống êm ấm bên nhau. Trong mười năm, hai người đã có ba mặt con.

Điều Liêm không ngờ là trong thời gian đó, anh đã chuyển biến tâm lý từ một người chồng cưới vợ để mong ổn định cuộc sống, chuyển sang một đức lang quân yêu thương vợ thật tình. Liêm chiều chuộng vợ đến mức lắm lúc bà Lộc phải phát ghen với con dâu, mỗi khi con trai bà có vẻ quan tâm đến vợ nhiều hơn so với bà.

Điều này bộc lộ rõ rệt hơn khi một thời gian sau, Ánh bị mất việc ở ngân hàng và lệ thuộc gần như hoàn toàn vào chồng. Vì lúc đó thu nhập của Liêm đã tăng cao nhờ anh biết dành dụm và đầu tư, mua được hai căn chung cư trả góp rồi cho thuê.

Ngoài ra, Liêm vẫn cảm kích về những hy sinh của Ánh dành cho gia đình anh trong thời gian đầu, nên cư xử với vợ lúc nào cũng rất tình nghĩa.

(Kiến thức gia đình số 39)

    Tags:
Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm