| Hotline: 0983.970.780

Lênh đênh nghề lưới thúng

Thứ Sáu 08/09/2023 , 09:58 (GMT+7)

Trong lúc người dân vẫn say giấc nồng thì nhiều ngư dân đã lọ mọ chuẩn bị đồ nghề. Trong đêm tối, nhiều 'bóng đen' xuống thúng bắt đầu chuyến đi biển mưu sinh...

Ngư dân Trúc đang cùng con trai chuẩn bị lưới cho chuyến biển hôm sau. Ảnh: Trần Phi.

Ngư dân Trúc đang cùng con trai chuẩn bị lưới cho chuyến biển hôm sau. Ảnh: Trần Phi.

Mưu sinh giữa biển đêm…

Làng chài Long Hải thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền là một làng chài nhỏ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nghề biển ở Long Hải chủ yếu là đi thúng thả lưới cá, lưới ghẹ hoặc lưới mực... 

Trong lúc người dân còn đang say giấc nồng thì nửa đêm, nhiều ngư dân ở làng chài đã lọ mọ thức dậy chuẩn bị đồ nghề. Trong đêm tối, nhiều “bóng đen” mang đồ dùng xuống thúng nhà mình, bắt đầu chuyến hành trình đi biển mưu sinh trong ngày.

Ông Tuyến, tổ trưởng khu phố Hải Phong, thị trấn Long Hải cho biết, mỗi nhà đều có khoảng 2-3 giàn lưới đánh bắt các loại cá khác nhau, mùa nào thì giàn lưới đó. Thời điểm này là mùa cá trích thì dùng giàn lưới có mắt lưới nhỏ, mảnh; đến mùa cá nục, cá trích lớn thì dùng giàn lưới có mắt lớn và ghẹ thì dùng mắt lưới chuyên cho ghẹ.

Khoảng 6 giờ sáng, các thúng sau thả lưới bắt đầu vào bờ. Trên bờ những phụ nữ háo hức chờ đón thuyền thúng của chồng từ khơi xa cập bờ để phụ gỡ những mẻ hải sản.

Vươn khơi bám biển gian khổ và đầy ắp những nguy hiểm là thế, nhưng có khi ngư dân chỉ đánh bắt đủ tiền dầu. Ảnh: Trần Phi.

Vươn khơi bám biển gian khổ và đầy ắp những nguy hiểm là thế, nhưng có khi ngư dân chỉ đánh bắt đủ tiền dầu. Ảnh: Trần Phi.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang, ngư dân tại làng chài Long Hải cho biết “chủ yếu nhà em làm nghề ghẹ, bữa nay vô cũng được vài chục ký. Ghẹ thì có nhiều loại, tóm tắt lại có 2 loại, loại 120.000 đồng, loại 180.000 đồng, hiện như vậy khá rẻ. Ghẹ vào mùa tháng 4, tháng 5 âm lịch. Nghề biển này đủ sống, chỉ lo cho con cái ăn học là được thôi chứ giàu thì không có đâu… Mà nghề này vất vả lắm, nhiều người bỏ, chỉ có tụi em trụ lại thôi!”.

Ở gần đó, chị Nguyễn Thị Hà đang tươi cười gỡ những con ghẹ dính lưới chia sẻ: “Hôm nay biển êm nên thả lưới cũng dễ dàng hơn, mẻ lưới của tôi dính được kha khá, được vài ký ghẹ và mực to nên có giá, chắc hôm nay kiếm được vài trăm ngàn đồng, có chút thu nhập để dành khi biển động”.

Nhiều ngư dân ở Long Hải cho biết, hành nghề lưới thúng gần bờ dù thu nhập không cao như đi đánh bắt hải sản xa bờ nhưng doanh thu luôn ổn định. Nghề này đi biển chỉ trên dưới 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nếu trúng luồng cá cũng thu nhập vài chục triệu đồng là chuyện bình thường. Còn không thì sau mỗi chuyến đi, trừ chi phí cũng lời vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng, tuy nhiên có những chuyến ngư dân chỉ đủ trả tiền dầu, thậm chí phải bù chi phí.

Nghề lưới thúng còn có tên gọi khác là nghề lưới cước. Đây là nghề khá phổ biến ở các địa phương ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thường mỗi thúng chỉ có 1 - 2 người. Phần lớn ngư dân hành nghề lưới thúng ra khơi chỉ một chuyến trong ngày, vào lúc 0h đến khoảng 6h30 sáng là về. Ai “lỳ đòn” mới đi chuyến thứ 2 vào khoảng 5 giờ chiều đến 8, 9 giờ tối. Theo kinh nghiệm, ngày trời gió, cá, ghẹ thường nhiều hơn. Khi ấy, ngư dân cũng ra khơi 2 chuyến trong ngày.

Giữ nghề biển bằng tổ đội đoàn kết

“Nghề biển rất gian khổ, dầm mưa gió, sóng biển đánh ướt người là chuyện bình thường vì thúng nhỏ”, anh Tôn Thanh Trúc, ngụ thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói.

Anh Trúc kể, anh đã từng bị sóng đánh văng ra khỏi thúng khi chạy vào gần bờ cách đây 5 năm. Thúng nghiêng bị nước ập vào nhấn chìm xuống tận đáy. May mắn, lúc ấy có nhiều thúng đang vào bờ gần đấy thấy vậy đến cứu giúp. Sau đó, anh Trúc thuê thuyền cứu nạn ra trục vớt thúng vào bờ, nhưng sóng lớn và dòng hải lưu gần bờ đã cuốn trôi mất giàn lưới.

Ngư dân Long Hải đang bị bủa vây bởi đủ thứ khó khăn, thế nên đoàn kết, hỗ trợ nhau là điều cần thiết để giúp nhau cùng khai thác hải sản. Ảnh: Trần Phi.

Ngư dân Long Hải đang bị bủa vây bởi đủ thứ khó khăn, thế nên đoàn kết, hỗ trợ nhau là điều cần thiết để giúp nhau cùng khai thác hải sản. Ảnh: Trần Phi.

Anh Trúc cho rằng bản thân mình còn may, chứ nhiều người xấu số đã tử nạn khi gặp sóng to, gió lớn do mưa bão. Sau hoạn nạn, họ gom góp, vay mượn làm lại từ đầu trong nỗi xót xa đến nghẹn lòng.

Để giảm bớt những hiểm nguy khi đi biển, ngư dân đã lập thành nhóm, tổ, đội đoàn kết hỗ trợ, giúp đỡ nhau. Ngày thường sóng yên biển lặng thì tự ai nấy làm, lúc gặp luồng cá, ghẹ to thì có thể điện thoại cho nhau chia sẻ cùng đánh bắt. Nhưng khi gặp thời tiết bất lợi, chuyển gió, mưa lớn thì các đò, thúng trong nhóm, tổ sẽ đi biển gần nhau, để khi gặp chuyện không may có thể kịp thời cứu giúp.

Là người nhiều năm trong nghề đánh bắt hải sản, ngư dân Trần Duy Ly chia sẻ: Khi đi thúng, có những lúc bị tàu giã cào chạy ngang qua làm rách lưới, lật thúng thế là chuyến biển đó trở thành công cốc. Chúng tôi hay thành lập tổ đội là những anh em, ngư dân cùng đi thúng, thường thì chúng tôi đánh bắt san sát nhau, để khi nào ai có sự cố thì hỗ trợ nhau”.

Tương tự, ngư dân Nguyễn Văn Hoành kể lại, vợ chồng ông chỉ có nghề đi thúng kiếm sống nên đã vay mượn, chạy vạy để mua được lưới, đóng chiếc thuyền nan ra biển kiếm con trích, con ghẹ về bán mưu sinh. Thế nhưng vài năm trước ông bị tàu giã cào ngang qua làm rách lưới, thế là ông lại phải chạy vạy khắp nơi để có tiền vá lưới, tiếp tục kiếm sống.

Bà Phạm Thị Na - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, thời gian qua, bằng hình thức tuyên truyền của các ngành, các cấp của tỉnh, hầu hết ngư dân ý thức được đâu là nghề đánh bắt tận diệt, ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản. Dẫu vậy, không phải ai cũng có điều kiện để chuyển đổi nghề, có khi túng quá, họ làm liều.

Liên kết tổ đội, đoàn kết hỗ trợ, giúp đỡ nhau cũng là cách để ngư dân đảm bảo nguồn hàng đánh bắt ổn định cho thị trường và tạo thu nhập. Ảnh: Trần Phi.

Liên kết tổ đội, đoàn kết hỗ trợ, giúp đỡ nhau cũng là cách để ngư dân đảm bảo nguồn hàng đánh bắt ổn định cho thị trường và tạo thu nhập. Ảnh: Trần Phi.

Nỗ lực tìm hướng chuyển đổi cho bà con ngư dân, ngành NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khuyến khích ngư dân nâng cấp, cải hoán tàu cá công suất lớn để vươn ra khai thác tại các ngư trường xa bờ; tìm kiếm các nguồn lực khác hỗ trợ cộng đồng trong đào tạo nghề, hỗ trợ lãi suất ngân hàng để ngư dân có điều kiện chuyển đổi nghề. Thế nhưng, việc này đòi hỏi cả quá trình bền bỉ, cả về phía các ngành chức năng và ngư dân.

Với những phụ nữ lấy chồng nghề biển, họ hy vọng mỗi lúc chồng vươn khơi được nhiều cá, ghẹ; song sâu trong tâm khảm, họ còn có mong mỏi lớn hơn - đó là còn được đón chồng về, đoàn tụ gia đình sau khi lênh đênh trên biển.

Bà Ly gốc ở Quảng Ngãi vào định cư tại làng chài Long Hải cho biết, khoảng 30 năm nay, gia đình bà mang theo nghề đi biển truyền thống của người dân vùng Nam Trung bộ, nên chồng bà cũng như nhiều người dân khác chọn nghề đi biển lo cho cuộc sống gia đình. Bà chia sẻ, gia đình bà có 3 người con gái, nên mọi gánh nặng đều phụ thuộc vào người chồng, người cha. Thời gian trước, người đàn ông duy nhất của gia đình bị thoát vị đĩa đệm không thể đi biển, các con của bà phải làm đủ mọi nghề để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Dẫu biết mỗi chuyến đi biển là một hành trình gian khổ, những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa sinh mạng họ, nhưng những ngư dân vẫn ngày đêm bám biển, xem biển là nhà và cầu mong những chuyến biển bình yên. Dù nghề biển bây giờ đã gặp nhiều khó khăn, không dễ kiếm ăn như xưa nhưng những người con xứ biển vẫn yêu biển, kiên trì bám biển ngày này qua ngày khác, từ đời này qua đời con, cháu...

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.