| Hotline: 0983.970.780

Lý do bướm bay mà không gây tiếng động

Thứ Hai 25/02/2013 , 10:34 (GMT+7)

Tại sao muỗi bay lại có tiếng vo ve mà bướm bay không có tiếng gì?

* Khi mới mang thai khoảng 2 tuần mà bị đau bụng dưới và có cảm giác chán ăn là bị làm sao vậy?

Đỗ Hồng Nhung, Thanh Hà, Hải Dương

Các BS phụ khoa cho biết: Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm với nó. Trong những tuần đầu của thai kỳ, thường bạn sẽ thấy bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung.

Bạn cũng có thể đau bụng nếu bị ốm nghén và nôn ọe. Đây là điều rất bình thường. Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Vấn đề này cũng hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu đau bụng dưới có kèm theo các dấu hiệu sau thì bạn phải ngay lập tức đi gặp bác sĩ: Đau kéo dài và đau dữ dội. Có chảy máu âm đạo. Sốt cao, co giật. Đi tiểu thấy rát, khó chịu và tức ở khu vực xương chậu. 

* Hầu hết các con sông đều đổ ra biển nhưng sao muối trong nước biển không khuếch tán vào sông?

Vũ Minh Hà, Hải Hậu, Nam Định

Có chứ, vì vậy mới có vùng nước lợ ở các vùng ven biển. Các dòng sông đều chảy vì vậy nước biển khó có thể chảy ngược vào sông. Nước lợ là loại nước có độ mặn cao hơn độ mặn của nước ngọt, nhưng không cao bằng nước mặn. Nó có thể là kết quả của sự pha trộn giữa nước biển với nước ngọt, chẳng hạn như tại các khu vực cửa sông hoặc nó có thể xuất hiện trong các tầng ngậm nước hóa thạch lợ.

Một số hoạt động nhất định của con người cũng có thể tạo ra nước lợ, cụ thể là trong một số dự án kỹ thuật xây dựng dân sự như các dạng đê điều ven biển hay việc làm ngập lụt các vùng đất lầy lội ven biển để tạo ra các ao hồ nước lợ để nuôi tôm nước lợ. Nước lợ có thể coi là hỗn hợp của nước biển và nước ngọt, và các khu vực cửa sông là các vùng nước trong đó nước biển và nước ngọt từ sông đổ ra pha trộn với nhau.

Các môi trường nước lợ rộng lớn nhất trên thế giới chính là các khu vực cửa sông, nơi các con sông tiếp giáp với biển. Một môi trường sống nước lợ quan trọng khác là các đầm lầy sú vẹt. Dù không phải tất cả, đầm lầy sú vẹt bám quanh các cửa sông và các phá, trong đó độ mặn thay đổi theo mỗi lần thủy triều.

Giống như các cửa sông, các đầm lầy sú vẹt là môi trường sinh sản cực kỳ quan trọng cho nhiều loài cá, chẳng hạn như cá hồng, lìm kìm và cá cháo lớn đẻ trứng hay phát triển tại đây. Bên cạnh cá, hàng loạt các động vật khác cũng sử dụng các rừng đước, chẳng hạn như cá sấu Mỹ, khỉ mũi dài, rùa lưng kim cương hay ếch ăn cua ...

Các khu rừng đước là các vùng đệm rất quan trọng giữa đất liền và biển cả cũng như đóng vai trò quan trọng như là rừng phòng hộ tự nhiên để giảm bớt tác hại của các trận bão hay sóng thần.

* Tại sao muỗi bay lại có tiếng vo ve mà bướm bay không có tiếng gì?

Hoàng Hồng Minh, Phù Mỹ, Bình Định

Thật ra, tiếng kêu đó chỉ là do dao động do cánh gây ra mà thôi. Để chứng minh vấn đề này, chúng ta hãy làm thí nghiệm sau: Lấy một mảnh tre mỏng rồi khua lên khua xuống trong không khí. Nếu khua nhẹ, bạn sẽ không nghe thấy gì, nhưng nếu khua mạnh, sẽ có tiếng vù vù rất rõ. Âm thanh truyền đến tai ta là do tai cảm nhận được các dao động trong không khí.

Tuy nhiên, ta chỉ có thể nghe được những rung động có tần số từ 20 đến 20.000 lần mỗi giây. Nếu thấp hoặc cao hơn khoảng này chúng ta đều không nghe thấy. Điều đó giải thích vì sao mảnh tre khua chậm thì im hơi lặng tiếng, nhưng khi khua nhanh sẽ tạo ra tiếng xé gió vù vù. Ruồi, muỗi khi bay phát ra âm thanh cũng giống như nguyên lý kể trên.

Các nhà khoa học cho biết, mỗi giây, ruồi nhặng vỗ cánh từ 147-220 lần, muỗi là 594 lần, thậm chí có loài còn vỗ 1.000 lần, ong mật vỗ 260 lần. Nhưng bướm trắng thì chỉ lập lờ có... 6 lần, bướm gai 5 lần. Chính vì thế mà bướm bay hoàn toàn trong yên lặng. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm