| Hotline: 0983.970.780

Mắc ca Đắk Nông - sự khởi đầu: Đầu tư hơn 1.100 tỷ trồng mắc ca

Thứ Tư 08/04/2015 , 10:05 (GMT+7)

Trong giai đoạn 2015 – 2020, UBND tỉnh Đắk Nông sẽ đầu tư 1.133 tỷ đồng cho đề án quy hoạch và phát triển cây mắc ca trên địa bàn 5 xã: Đắk Búk So, Đắk R’tih, Quảng Tâm, Quảng Tân, Quảng Trực của huyện biên giới Tuy Đức./ Hàng trăm ha mắc ca bén rễ đất Tuy Đức

Trong đó, vốn tín dụng hơn 512 tỷ đồng, vốn của doanh nghiệp gần 536 tỷ đồng, còn lại khoảng 85 tỷ đồng vốn Nhà nước hỗ trợ cho nông dân tham gia dự án. 

Đề án tham vọng

Tuy Đức là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông có tổng diện tích 112.219 ha, trong đó đất lâm nghiệp 83.707,9 ha (chiếm 74,65%).

Đặc biệt, nhiều nơi trong huyện có độ cao trung bình trên 700 m so với mặt nước biển và nhiệt độ thấp 22,3°C như ở xã Quảng Trực, Đắk Búk So, Quảng Tâm, Đắk R’tíh, Quảng Tân.

Đây là những vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng và lợi thế phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, trong đó có cây mắc ca.

Chính vì lẽ đó, sau một thời gian đưa vào nghiên cứu trồng khảo nghiệm cây mắc ca trên địa bàn huyện, UBND tỉnh Đắk Nông đã kí quyết định phê duyệt “Đề án quy hoạch và phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện Tuy Đức giai đoạn 2015 – 2020” với tổng nguồn kinh phí thực hiện 1.133 tỷ đồng.

Trao đổi với chúng tôi về đề án táo bạo này, ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông cho biết: Đắk Nông là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế trong việc phát triển nhiều loại cây trồng, tuy nhiên, do trình độ canh tác của người dân còn hạn chế nên việc phát huy các tiềm năng, lợi thế này chưa được khai thác có hiệu quả.

Người dân chỉ tập trung ở một số loài cây chính, như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…, giá trị thu được trên đơn vị diện tích chưa cao, chỉ 59,5 triệu đồng/ha. Do đó, việc phê duyệt đề án quy hoạch và phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện Tuy Đức nhằm tạo thành vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và đặc tính sinh thái của loài cây này là việc làm cấp thiết của UBND tỉnh.

Tuy nhiên, việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện Tuy Đức phải theo hướng bền vững, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của tỉnh và xác định rõ trách nhiệm của địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch phát triển cây mắc ca phải đồng bộ, rõ ràng cho từng khu vực, tạo thành vùng nguyên liệu tập trung đủ lớn để gắn với công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có sức cạnh tranh.

Tham vọng của UBND tỉnh Đắk Nông là sẽ đưa huyện Tuy Đức trở thành một trong những thủ phủ về cây mắc ca của vùng Tây Nguyên. Song song với việc đầu tư mở rộng diện tích trồng cây mắc ca, UBND tỉnh sẽ chú trọng đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau chế biến.

14-55-53_4
Tham quan vườn cây mắc ca ở huyện Tuy Đức

Cụ thể, trong giai đoạn 2016 – 2020 UBND tỉnh sẽ cấp phép cho Cty Cổ phần mắc ca Nữ Hoàng đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây mắc ca theo tiêu chuẩn quốc tế với công suất 18.800 tấn/năm. Bên cạnh đó, tại 5 xã trong vùng quy hoạch phát triển cây mắc ca của huyện Tuy Đức sẽ được bố trí 5 điểm thu mua tập trung cho bà con nông dân.

Hăm hở đầu tư

Theo ông Bằng, kể từ năm 2004, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành trồng khảo nghiệm cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, và đến năm 2006 đã nghiên cứu trồng thử nghiệm trồng xen mắc ca với một số cây công nghiệp.

Kết quả bước đầu cho thấy, cây mắc ca sinh trưởng và phát triển khá tốt ở tất cả các mô hình trồng xen, đặc biệt là vùng có khí hậu lạnh như ở huyện biên giới Tuy Đức. Cây mắc ca ghép sau 3 năm trồng đã bắt đầu cho trái và 5 – 6 năm là đã cho thu hoạch.

Với mật độ trồng mắc ca từ 286 – 330 cây/ha thì từ năm thứ 8 trở đi đã có thể cho năng suất 3 – 5 tấn/ha/năm, lợi nhuận từ 200 – 350 triệu đồng/ha/năm. Nếu trồng xen trong vườn cà phê với mật độ từ 100 – 120 cây/ha thì giá trị thu được tăng thêm từ mắc ca trồng xen sẽ từ 80 – 160 triệu đồng và không làm ảnh hưởng tới cây trồng chính.

Đến thời điểm hiện nay, đã có một số doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh. Về lĩnh vực cung cấp cây giống, Cty Vina Macca sẽ cung cấp 500.000 cây giống tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

Về đầu tư trồng mới, xây dựng nhà máy chế biến: Cty Cổ phần mắc ca Nữ Hoàng đã xin chủ trương cho phát triển vùng nguyên liệu giai đoạn 1 với quy mô 1.000 ha và đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến với công suất 18.800 tấn/năm. Trong năm 2015, Cty Cổ phần mắc ca Nữ Hoàng đã lập dự án đầu tư trồng mới cây mắc ca giai đoạn 1 với diện tích ban đầu 200 ha và sẽ mở rộng lên đến quy mô 4.000 – 5.000 ha trong những năm tiếp theo. (Hết)

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Bình luận mới nhất