| Hotline: 0983.970.780

Chỉ trồng mắc ca ở những nơi khảo nghiệm thành công

Thứ Tư 08/04/2015 , 09:06 (GMT+7)

Theo Bộ NN-PTNT, mắc ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm còn cho kết quả khác nhau. Mặt khác cần xem xét kỹ các vấn đề về chế biến, thị trường./ Tham vọng 'gói 100.000 tỷ' trồng mắc ca

Ngày 6/4, Bộ NN-PTNT đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình phát triển cây mắc ca, trong đó khẳng định hiện chưa đủ căn cứ để phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca; đến năm 2020 chỉ được trồng khoảng 10.000 ha (gồm cả trồng tập trung và trồng xen).

Theo Bộ NN-PTNT, mắc ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm còn cho kết quả khác nhau. Mặt khác cần xem xét kỹ các vấn đề về chế biến, thị trường.

Do vậy, đến nay, Bộ chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca; quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến với loại hạt này đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bộ đang chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ khẩn trương, tập trung nghiên cứu và ban hành trong năm 2015.

Cây mắc ca trồng nhiều ở Úc, Mỹ, Nam Phi, Kenya và một số nước khác, với tổng diện tích khoảng 80.000 ha, sản lượng 140 nghìn tấn quả/năm.

Tại Việt Nam, mới một vài công ty, cơ sở chế biến hạt mắc ca, nhưng quy mô nhỏ, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Đến nay, Bộ NN-PTNT đã công nhận 10 giống mắc ca. Trong đó, có 3 giống quốc gia (dòng OC, 246 và 816), 7 giống tiến bộ kỹ thuật (dòng Daddow, 842, 849, 741, 800, 900, 695).

Hiện nay, diện tích mắc ca trồng thử và dự án khuyến lâm theo chương trình của Bộ NN-PTNT ở Tây Bắc và Tây Nguyên là khoảng 520 ha. Ngoài ra, diện tích do các tổ chức, cá nhân tại các địa phương khác trồng khoảng 1.920 ha (trong đó ở Tây Bắc gần 280 ha, Tây Nguyên khoảng 1.640 ha). Như vậy, tổng diện tích cây mắc ca cả nước đến nay khoảng 2.440 ha.

Nhằm hạn chế rủi ro cho các tổ chức, cá nhân gây trồng cây mắc ca, Bộ NN-PTNT cũng có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hướng dẫn nông dân trồng mắc ca ở những nơi đã khảo nghiệm thành công hoặc có điều kiện tương tự.

Không triển khai trồng cây này trên quy mô lớn trong các khu vực chưa được trồng khảo nghiệm khẳng định hiệu quả; tổng diện tích trồng cây mắc ca cả nước đến năm 2020 khoảng 10.000 ha (gồm cả trồng tập trung và trồng xen); tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm tại địa phương; xác định cụ thể quy hoạch chi tiết từng tiểu vùng khí hậu với việc phát triển cây mắc ca.

Việc phát triển quy mô lớn, nhất thiết phải đảm bảo các điều kiện trên và tổ chức phát triển trồng mới gắn với cơ sở chế biến, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm; tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng giống, cơ sở sản xuất giống, chỉ cho phép trồng các giống cây mắc ca được nhân giống vô tính (cây ghép, chiết) từ các dòng có năng suất, chất lượng cao đã được Bộ NN-PTNT công nhận.

Ngăn ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cung ứng, kinh doanh giống mắc ca không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm
Trung Quốc vẫn sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của sắn Việt Nam

Tuy nhiên, tại thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với Thái Lan, Lào và Campuchia.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.