| Hotline: 0983.970.780

Mèo mù

Chủ Nhật 10/03/2019 , 09:20 (GMT+7)

Ông Thu khoe một cách đầy tự hào: Trong ba đứa con tôi, thì thằng Huy ít học nhất, nhưng lại kiếm tiền giỏi nhất. Thế mới biết ở đời, học cao cũng chưa chắc đã sung sướng.

Mèo mù vớ cá rán - thành ngữ

Vì hai đứa con đầu của ông, con gái lớn có bằng thạc sĩ luật, con trai thứ hai có bằng cử nhân kinh tế. Cả hai đều quyết tâm bám trụ ở Hà Nội để lập nghiệp. Nhưng cả hai vẫn mới chỉ kiếm được đủ tiền để tự nuôi sống mình, chứ chưa giúp bố mẹ được gì, ngoài việc mỗi lần về quê, cho bố mẹ được tấm bánh. Chỉ có Huy, ngay từ hồi cấp 3, đã chán học, rất hay trốn học đi chơi. Ông bà hết ngọt đến sẵng, hắn mới kiếm được cái bằng tốt nghiệp lớp 12, rồi bỏ hẳn, theo một người anh họ lên thành phố, làm phụ cái nghề chuyên làm trần thạch cao, trần gỗ cho anh. Học ít nhất, nhưng lại được cái tốt mã: cao một mét tám, cơ bụng sáu múi, ngực nở vồng như ức chim câu, mắt long lanh, môi không tô son mà lúc nào cũng đỏ...

Làm được vài năm, hắn về, đi một con xe máy SH mới cứng, mặc toàn đồ hiệu, mang một bọc tiền, đập phăng cái nhà cấp 4 của ông ra, xây thành một ngôi nhà 4 tầng lộng lẫy, đẹp vào loại nhất cái làng Đông này. Xây xong, hắn còn đưa ông hai trăm triệu, bảo cầm lấy mà tiêu. Hỏi hắn tiền ở đâu ra, hắn bảo:

- Làm cho anh được một thời gian thì con tách ra, thành lập một công ty riêng chuyện làm các loại trần nhà. Nhờ kiếm được mấy hợp đồng lớn, nên cũng dành dụm được.

Ông Thu tin ngay lời hắn nói. Đi đâu ông cũng khoe rằng thằng út nhà ông giờ là giám đốc một công ty, chuyên thì công các loại trần nhà cao cấp cho cả tư nhân lẫn các cơ quan, việc làm không hết.

Thời gian sau nữa, mỗi lần về, hắn đều tự lái một cái ô tô đen bóng. Hỏi xe của ai, hắn cười:

- Bố hay nhỉ. Chả xe của con thì xe của ai. Con xe này trị giá 2 tỷ đấy.

Nghe vậy, ông lại càng thấy tự hào về con. Một lần Huy về, không phải về bằng cái 4 bánh mà bằng cái SH, đèo theo một cô gái vô cùng xinh đẹp, bảo bố:

- Thưa bố mẹ, đây là Hạnh, bạn con. Chúng con yêu nhau và quyết định tiến tới hôn nhân. Bố mẹ lo chuyện hỏi, chuyện cưới cho chúng con.

Hỏi ra mới biết, Hạnh người xã bên, đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc trong một cơ quan nhà nước trên thành phố. Biết vậy, ông Thu mừng lắm. Việc tổ chức ăn hỏi được gấp rút tiến hành.

Nhưng đúng vào lúc đoàn nhà trai chuẩn bị lên xe sang nhà gái để làm lễ ăn hỏi, thì một chiếc ô tô đen bóng, chính là chiếc xe mà Huy vẫn cưỡi về, xuất hiện. Từ trên xe, một người phụ nữ trạc ngoài bốn mươi, rất xinh đẹp và sang trọng, bước xuống.

- Cậu Huy, cậu ra đây tôi bảo.

Nghe tiếng gọi, Huy bước ra, vừa thấy mặt người phụ nữ, mặt hắn chợt tái mét. Chỉ mặt Huy, người phụ nữ cao giọng:

- Ai cho phép cậu lấy vợ, hả? Cậu còn đang phải phục vụ tôi, sao cậu dám?

- Phục vụ cái gì? Tôi đã chán chị rồi. Lấy vợ là quyền của tôi.

- Chán tôi? Nếu chán tôi thì cậu trả lại số tiền tôi đã đầu tư cho cậu. Không có tôi, không có số tiền đó, thì giờ cậu còn là thằng thợ làm trần nhà rách rưới, nhếch nhác, lấy đâu ra mà ăn mặc xênh xang, mà làm nhà cho bố mẹ.

Người đàn bà xòe ra trước mặt ông bà một quyển sổ. Trong sổ ghi rất nhiều lần bà ta đưa tiền cho Huy, lần thì một vài trăm triệu, lần ba bốn trăm triệu, lần nhiều nhất lên đến tám trăm triệu. Mỗi lần nhận tiền, Huy đều ký nhận, kèm theo lời cam đoan sẽ chung thủy với người đưa, nếu phản bội thì sẽ trả lại toàn bộ, không thiếu một xu. Tổng số tiền lên đến trên 4 tỷ.

-T hế nào, ngày mai cậu lên thành phố với tôi hay là trả tiền tôi.

Nói xong, người phụ nữ đi ngay. Đám hỏi bị hủy. Đêm hôm ấy, Huy phải thú thật với bố mẹ. Một lần theo anh đến làm trần cho ngôi biệt thự mới xây của người phụ nữ này. Vừa nhìn thấy Huy, bà ta đã ngây ra. Rồi bà ta xin số điện thoại của Huy. Mấy tháng sau khi xong việc, bà ta gọi điện mời Huy đến chơi. Bước vào, Huy thực sự bị choáng với độ lộng lẫy của ngôi nhà. Vừa cất tiếng “chào cô”, thì người phụ nữ ngăn lại:

- Cứ gọi chị là chị cho thân mật. Nói thật là vừa trông thấy em, chị đã bị sét đánh rồi. Em hãy ở đây phục vụ chị. Từ nay em sẽ sống như một ông hoàng, không phải làm lụng vất vả nữa. Chị không thiếu tiền, nhưng chị cần em.

Ngay đêm hôm ấy, người phụ nữ đã dìu Huy vào một trận mây mưa long trời lở đất. Ngay sáng hôm sau, Huy thay số điện thoại, cắt đứt liên lạc với người anh, và bắt đầu một cuộc sống mới. Người phụ nữ, một doanh nhân, chiều chuộng Huy một cách vô điều kiện. Bà ta bắt Huy đi học lái xe và mỗi lần bà đi đâu, có Huy làm tài xế. Cũng chính bà ta giục Huy mang tiền về làm nhà cho ông bà. Đáp lại, Huy chỉ có một nhiệm vụ duy nhất, là làm bà ta thỏa mãn, và không được phép quen với bất kỳ một cô gái nào. Huy cũng tận lực, cho đến khi gặp Hạnh...

Sáng hôm sau, Huy cung cúc trở lại thành phố...

(Kiến thức gia đình số 10)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm