| Hotline: 0983.970.780

Miền núi Nghệ An đang ‘tắc' giải ngân chương trình giảm nghèo bền vững?

Thứ Hai 27/05/2024 , 06:00 (GMT+7)

Khu vực miền núi Nghệ An vẫn chưa thể bứt lên như kỳ vọng, một phần nguyên nhân do 'chậm' thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 

Người dân vùng cao Nghệ An khó tiếp cận với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ảnh: Việt Khánh.

Người dân vùng cao Nghệ An khó tiếp cận với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ảnh: Việt Khánh.

Tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Nghệ An không diễn tiến như kỳ vọng, đặc biệt là chương trình giảm nghèo bền vững.

Giải ngân quá chậm, khối lượng thực hiện hạn chế đồng nghĩa mức độ lan tỏa không cao, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các đối tượng thụ hưởng mà phần đa là hộ nghèo, người có gia cảnh khó khăn. Thực trạng buồn “vắt” từ năm này sang năm khác khiến các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu… thực sự bất an.

Bí bách ra sao cứ nhìn vào Kỳ Sơn, một trong những huyện nghèo, khó khăn bậc nhất cả nước sẽ rõ. Huyện này có diện tích tự nhiên 209.484 ha, địa hình hiểm trở, đất bằng chỉ có 1%, còn lại là đồi núi với độ dốc trên 30°. Dân cư sống rải rác, không tập trung, khoảng cách giữa các bản xa xôi cách trở, giao thông đi lại khó khăn, đời sống nhân dân còn nghèo và lạc hậu.

Tựu chung Kỳ Sơn cần một điểm tựa đủ lớn để vượt lên nghịch cảnh, tiếc thay chương trình MTQG giảm nghèo bền vững mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Điều này được minh chứng rõ nét qua những con số thống kê, nhìn vào đấy đủ thấy được thực trạng buồn.

Kỳ Sơn nhận được nhiều sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh nhưng vẫn nghèo. Ảnh: Việt Khánh.

Kỳ Sơn nhận được nhiều sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh nhưng vẫn nghèo. Ảnh: Việt Khánh.

Được biết ngân sách Trung ương (bao gồm vốn đầu tư phát triển; vốn sự nghiệp) cấp cho huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2022 – 2024 đạt trên 256 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư gần 220 tỷ, còn lại là nguồn sự nghiệp. Tiền có, nhưng công tác giải ngân hết sức nhỏ giọt.

Đơn cử như Dự án 1 về hỗ trợ phát triển hạ tầng, trong năm 2022 chỉ đạt 36,29%, năm 2024 đạt 0%, tổng kinh phí cả giai đoạn đạt 31.50%. Tiểu dự án 2 - Dự án 3 về cải thiện dinh dưỡng đạt 0%; Tiểu dự án 2 – dự án 4 về hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 5,84%.

Tiến độ giải ngân của chương trình quá ì ạch góp phần làm chậm kế hoạch thoát nghèo của Kỳ Sơn. Ảnh: Việt Khánh. 

Tiến độ giải ngân của chương trình quá ì ạch góp phần làm chậm kế hoạch thoát nghèo của Kỳ Sơn. Ảnh: Việt Khánh. 

Nguyên nhân kìm hãm thì vô vàn, khách quan cũng lắm mà chủ quan cũng nhiều. Trước tiên phải thừa nhận Kỳ Sơn là một huyện nghèo, địa bàn rộng, dân số đông, điều kiện khí hậu, thời tiết quá khắc nghiệt; trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán sản xuất còn lạc hậu.

Bên cạnh đó, việc bố trí nguồn để thực hiện còn chậm, thường chia thành nhiều đợt, không tập trung mà “rải” ra ở nhiều ngành, lĩnh vực nên khó quản lý. Tương tự, việc triển khai các hoạt động của dự án, tiểu dự án cần phải lập, xây dựng kế hoạch từ dưới lên trên, phải qua nhiều khâu, nhiều bước; việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng đòi hỏi phải có thời gian, thực hiện theo đúng quy trình.

Quy định chưa theo kịp thực tiễn là một nhẽ, sở dĩ chủ trương lớn chưa lan tỏa như kỳ vọng cũng có trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể do chưa thực sự sâu sát. Ngoài ra cũng phải nhắc đến vai trò then chốt của các Sở, ngành, cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi, đặc biệt là tư cách chủ trì của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An.

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững chưa đến được đích tức thì kéo theo những hệ lụy nhãn tiền cho Kỳ Sơn, thể hiện qua tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trên địa bàn Nghệ An (8.424 hộ nghèo, chiếm 49,68%). Nhìn vào đó có thể khẳng định kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao.

Đã qua 3 năm nhưng Chương trình giảm nghèo bền vững vẫn chưa vào guồng, kéo theo quyền lợi của người dân các huyện miền núi Nghệ An bị ảnh hưởng trầm trọng. Ảnh: Việt Khánh.

Đã qua 3 năm nhưng Chương trình giảm nghèo bền vững vẫn chưa vào guồng, kéo theo quyền lợi của người dân các huyện miền núi Nghệ An bị ảnh hưởng trầm trọng. Ảnh: Việt Khánh.

Mong muốn nắm bắt chủ trương chung của Nghệ An trong việc xử lý, tháo gỡ những nút thắt đeo bám dai dẳng, PV Nông nghiệp Việt Nam đã liên hệ với Sở LĐ-TB&XH, đơn vị chủ trì Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại địa phương này.

Bộ phận văn phòng của Sở LĐ-TB&XH thông tin, trên cơ sở tiếp nhận nội dung đăng ký, lãnh đạo Sở đã phân công cán bộ của Phòng Bảo trợ trực tiếp đứng ra làm việc và giải đáp những thắc mắc (nếu có). Tuy nhiên, qua trao đổi vị này lại khẳng định: Bản thân không được phép phát ngôn(?!).

Bên cạnh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình giảm nghèo bền vững được kỳ vọng sẽ sớm tạo nên những bước chuyển mang tính căn cơ cho vùng cao Nghệ An, qua đó dần rút ngắn khoảng cách so với miền xuôi. Có điều diễn biến chung không như dự định, đã 3 năm kể từ thời điểm phát động mọi thứ vẫn chưa… vào guồng.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ẩn họa từ việc người dân lấn đường để phơi thóc

Nhiều tuyến đường bị người dân chiếm dụng để làm nơi phơi thóc. Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm