| Hotline: 0983.970.780

Một người buồn, cả làng góp

Thứ Năm 19/12/2019 , 09:08 (GMT+7)

Thôn La Lay (xã A Ngo, huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị) kết nghĩa với xã La Lay A Sói (huyện Sa Muội, tỉnh Salavan, Lào) thông qua những nghĩa cử, tình thân như anh em ruột thịt.

Bà con ở thôn La Lay thường xuyên mang ngô tặng cho bà con bên Lào. Ảnh: Văn Chương.

Mỗi khi bên này có một người đau ốm, mất mát, nhà cửa bị hỏa hoạn, thiên tai thì cả làng bên kia góp tiền, góp gạo, góp sức để chia sẻ khó khăn.
 

Vui, buồn cùng chia

Đầu năm 2019, bà Căn The ở xã La Lay A Sói của Lào qua đời vì già yếu. Tin tức trên lan nhanh trong bản và được ông Quỳnh Dực, trưởng thôn phía Lào thông báo ngay cho ông Hồ Văn Thủy, thôn trưởng La Lay ở phía Việt Nam. Ngay lập tức, nhiều gia đình phía thôn La Lay gác bớt việc nhà, cắt cử người đi lo đám tang cho bà con bên Lào. Trước đó, ông Võ Dem qua đời thì bà con ở thôn La Lay cũng gác ngay việc nhà và gọi nhau “sang bên đó lo đám ma”.

Bà con bên Lào và ông trưởng thôn La Lay A Sói là Quỳnh Dực rất vui khi nhìn thấy cả đoàn người sang chia sẻ nỗi mất mát với bà con dân bản. Ông trưởng thôn cảm ơn bà con phía bên Việt Nam chia sẻ quá nhiều với bà con bên Lào. Ông không thể quên vụ nhà của ông Quỳnh Thợi bị hỏa hoạn, cháy rụi mọi thứ. Ngay hôm sau thì bà con phía thôn La Lay đã sang rất đông, ông Côn Thương cùng 2 người cõng 26 tấm tôn sang biếu; anh Hồ Văn Thủy thì gọi 4 người cõng 50 kg gạo và 4 chiếc nồi nhôm, bà con khác thì khiêng chăn, màn, cuốc…

Có một giao ước mà người dân thôn La Lay đã giao kết với phía bạn, đó là cứ có người mất thì 67 hộ dân phía La Lay sẽ cử người sang lo đám tang cho bạn. Thời gian lo đám tang không phải 1 buổi, mà kéo dài đến tận 3 ngày cho hết tình hết nghĩa. Nghĩa tử là nghĩa tận, bà con thôn La Lay cho biết, “cứ thu xếp việc nhà để đi lo cho bạn rồi bạn lo cho mình sau này”.

Ông Quỳnh Dực (thứ 3 từ trái sang), thôn trưởng La Lay A Sói, Lào cho biết, người dân ở bản rất trọng tình nghĩa, tình nghĩa quý hơn vàng. Vì vậy cứ có chuyện vui buồn là bà con bên Việt Nam sang giúp, chia sẻ, vì vậy tình nghĩa anh em ngày càng gắn bó. Ông Dực đưa ra nhiều câu chuyện rất cụ thể, như bên này có chuyện gia đình, cưới hỏi, đi săn được con thú rừng thì bên kia cũng nghe, cũng biết, giống như người trong một nhà.
 

Trưởng thôn biết hết

Đường từ thôn La Lay dẫn sang thôn La Lay A Sói hằn những vết bùn in dấu bánh xe và khô cứng như đất nung dưới cái nắng hè chói chang. Anh Hồ Văn Thủy, Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn La Lay sang thăm thôn La Lay A Sói, nhưng cách nói của anh Thủy cho thấy, anh nắm rành rẽ mọi chuyện bên Lào. Anh Thủy lần lượt giới thiệu với phóng viên từng cán bộ thôn của thôn La Lay A Sói, chỉ vào từng căn nhà trong bản để nói về hoàn cảnh gia đình, bao nhiêu người con...

Thanh niên trong làng vừa gặp Thủy thì đã vồn vã “chào thôn trưởng!”. Tại căn nhà đầu xóm, anh Thủy giới thiệu đó là hộ chị Hồ Thị Nhấp, có hoàn cảnh cha mất sớm, kinh tế khó khăn.

Anh Thủy giới thiệu ngôi nhà tiếp theo là ông Hồ Văn Thê, vợ chồng anh Thê sinh một lúc 7 đứa con nên phải cố gắng làm lụng thì mới đủ gạo và ngô cho con ăn. Thỉnh thoảng bà con bên thôn La Lay lại sang lay vai anh Thê và nói “ngô nhà tao đã chắc hạt, mai mang gùi lớn sang bẻ về nấu hoặc bán để lấy tiền mua sách vở cho con”.

Anh Thủy cho biết, từ khi 2 bản tổ chức kết nghĩa thì cả 2 giống như 1 và anh phải nắm chi tiết từng hộ gia đình sinh sống ra sao, hoàn cảnh như thế nào, có ai đau ốm…để từ đó về bản vận động bà con sang hỗ trợ giúp đỡ kịp thời. Vừa kể chuyện về kết nghĩa bản – bản, anh Thủy vừa vào gặp gỡ ông trưởng thôn của thôn La Lay A Sói để bàn công việc trong quý tới. Việc mà 2 thôn trưởng quan tâm nhất, đó là các cuộc họp toàn dân được tổ chức vào hàng quý. Cứ theo định kỳ, quý 1 tổ chức phía bên Lào, quý 2 là bên Việt Nam. Cuộc họp này huy động toàn dân của 2 bản đến tham gia.

Những cuộc họp dân của 2 bản hoàn toàn không mang tính hình thức và khô khan, mà trở thành một buổi sinh hoạt văn hóa đầy ý nghĩa. Mở đầu cuộc họp, ông trưởng thôn của cả 2 bên thông báo về tình hình an ninh trật tự, hoạt động tăng gia sản xuất, tình hình nhân dân, tuyên truyền về luật biên giới quốc gia, những quy định mới của 2 quốc gia đã có hiệu lực đang tác động trực tiếp tới cư dân 2 bên biên giới.

2-quynh-duc-truong-thon-l-ly-soi-3140701116
Ông Quỳnh Dực (thứ 3 từ trái sang), thôn trưởng La Lay A Sói, Lào đang trao đổi tình hình bà con nhân dân với BĐBP và chính quyền thôn La Lay. Ảnh: Văn Chương.

Kết thúc buổi họp là ăn uống và nâng cốc chúc mừng mối quan hệ đoàn kết. Anh Thủy cho biết, mỗi gia đình đóng góp 20 ngàn đồng/hộ để có được bữa tiệc. Các hoạt động giao lưu trên còn được BĐBP và Hải quan hỗ trợ. Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định hỗ trợ cho mỗi buổi giao ban 2 bên là 1,2 triệu đồng.
 

Của mình cho bạn

Thôn La Lay A Sói vào cuối buổi chiều, ông Hồ Văn Thân từ thôn La Lay trở về với vẻ mặt phấn chấn. Mấy ngày qua, anh đều nhận được món quà đặc biệt từ phía bà con ở bản La Lay của Việt Nam. Đó là ông trưởng thôn phía Việt Nam biết gia đình ông Thân có hoàn cảnh khó khăn nên đã chia sẻ với bà con trong buổi sinh hoạt. Vậy là bà con bên Lay Lay tặng ông Thân món quà rất độc đáo, đó là mời ông Thâm mang gùi lên rẫy ngô và cứ bẻ ngô thỏa thích, khi nào đầy một chiếc gùi to (khoảng 50 kg ngô) thì mang về phơi.

Ngô được phơi ngay tại sân nhà của đồng bào ở thôn La Lay. Nếu trời đổ mưa thì mọi người cào giúp ngô mang cất vào trong nhà. Ai đi qua cũng nói “ngô tặng cho ông Thân bán lấy tiền nuôi con”. Khi ngô khô ráo thì ông Thân gom lại bán lấy tiền mang về. Một giỏ ngô 50 kg bán ra được 250 ngàn đồng. Người nhận ngô phấn khởi, còn người cho thì cũng cảm thấy vui vẻ vì đã làm việc nghĩa, đi đâu cũng được mọi người hỏi “mới cho ông Thân một gùi ngô à?”.

Không chỉ ông Thân được bà con mời sang bẻ ngô thỏa thích mang về, mà còn rất nhiều hộ dân khác được tặng quà như vậy. Gia đình ông Hồ Văn Thê có hoàn cảnh khó khăn, nuôi 7 miệng ăn. Vậy là ông Côn Thương, già làng thôn La Lay cũng mời ông Thê “sang bẻ ngô về nuôi con”. Gùi ngô to nặng kiũ kịt sau lưng, ông Thê trở về bản. Dọc đường đi vào bản, bà con Lào thấy ông Thê đều nói “bà con bên La Lay cho ngô, mới hôm trước cho chị Nhấp mấy gùi rồi”.

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.