| Hotline: 0983.970.780

Nam Định bảo vệ tốt lúa xuân cuối vụ

Thứ Ba 19/05/2020 , 08:33 (GMT+7)

Tại Nam Định, thời điểm này, rầy lứa 3 (chủ yếu rầy nâu) trên lúa đang bắt đầu nở rộ với mật độ cao, phân bố rộng hơn so với cùng kì năm ngoái.

Nông dân kiểm tra đồng ruộng. Ảnh: Mai Chiến.

Nông dân kiểm tra đồng ruộng. Ảnh: Mai Chiến.

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định, đến nay lúa toàn tỉnh đã trỗ được 58.500ha (đạt 81% diện tích). Dự kiến, đến ngày 20/5 toàn bộ diện tích lúa xuân của tỉnh Nam Định sẽ trỗ bông xong.

Tuy nhiên, hiện nay rầy lứa 3 (chủ yếu rầy nâu) đang bắt đầu nở rộ với mật độ rất cao, diện phân bố rộng hơn so với cùng kỳ năm trước; mật độ phổ biến 500 - 700 con/m2, nơi cao 2.000 - 4.000 con/m2, cá biệt có nơi trên 1 vạn con/m2.

Những nơi có mật độ cao như xã Giao Yến, Giao Tân, Giao Thịnh (huyện Giao Thủy); Hải Phương, Hải Giang, Hải Lộc (huyện Hải Hậu); Nghĩa Phong, Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Hưng); Xuân Kiên (huyện Xuân Trường); Nam Thanh, Nam Tiến, Nam Hải (huyện Nam Trực); Hiển Khánh, Tam Thanh (huyện Vụ Bản)… 

Dự báo, trong thời gian tới, thời tiết nắng nóng kết hợp có mưa xen kẽ sẽ rất thuận lợi cho rầy phát sinh và gia tăng mật độ, nhất là ở các huyện phía Nam tỉnh. Dự kiến, toàn tỉnh Nam Định cần trừ rầy khoảng 15.000ha (20% diện tích). Một số nơi sẽ bị cháy rầy từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 nếu không phát hiện và phun trừ kịp thời.

Dự kiến, đến ngày 20/5 toàn bộ diện tích lúa xuân của tỉnh Nam Định sẽ trỗ bông xong. Ảnh: Mai Chiến.

Dự kiến, đến ngày 20/5 toàn bộ diện tích lúa xuân của tỉnh Nam Định sẽ trỗ bông xong. Ảnh: Mai Chiến.

Ông Nguyễn Sinh Tiến, PGĐ Sở NN-PTNT Nam Định cho hay, trước tình hình trên, để bảo vệ tốt dàn lúa xuân cuối vụ, đơn vị gửi công văn số 1089/SNN-TTBVTV đến UBND các huyện, thành phố về việc tập trung phun thuốc trừ rầy nâu cuối vụ xuân 2020.

Theo đó, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phát động nông dân tự kiểm tra đồng ruộng để xác định và khoanh vùng những nơi, những diện tích nhiễm rầy mật độ cao. Chú ý kiểm tra ở những vùng thường xuyên bị nhiễm rầy ở các vụ trước để phun trừ kịp thời, hiệu quả, an toàn môi trường.

Tổ chức phun trừ rầy tập trung từ ngày 17 - 22/5 cho những diện tích có mật độ rầy ≥ 50 con/khóm (≥ 2.000 con/m2) khi rầy ở tuổi 1 - 3. Sử dụng một trong các loại thuốc nội hấp - không phải rẽ hàng có hoạt chất Nitenpyram (Dyman 500WP, Florid 700WP, Ramsuper 75WP, Startcheck 755WP...); hoạt chất khác (Palano 600WP, Silwet 300WP…).

Hạn chế sử dụng thuốc có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl. Phun đúng, đủ liều lượng thuốc, đảm bảo 32 - 48 lít nước thuốc/sào. Sau phun thuốc 3 ngày cần kiểm tra lại, nếu mật độ rầy còn ≥ 50 con/khóm (≥ 2.000 con/m2) phải phun lại. Đây là lứa rầy nở kéo dài nên sau phun thuốc cần thường xuyên kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời. Trường hợp lúa chín ≥ 80% mà có mật độ rầy cao, nên gặt “chạy rầy”.

Bên cạnh đó, tiếp tục phòng bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa trỗ 3 - 5% số bông (cho các giống nhiễm bệnh), đặc biệt là những diện tích đã nhiễm bệnh đạo ôn lá và khi lúa trỗ gặp mưa. 

Đối với bệnh bạc lá, hiện nay bệnh gây hại nhẹ và chưa có thuốc đặc trị vì vậy khi lúa bị bệnh, phải giữ nước trong ruộng, ngừng bón các loại phân, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, không phun thuốc trừ bệnh tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường…

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm