| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững

Thứ Bảy 23/06/2018 , 14:15 (GMT+7)

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Văn bản nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã quyết định kiện toàn Hội đồng. Đề nghị các Thành viên Hội đồng phát huy kết quả hoạt động của Hội đồng thời gian qua, tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.
 

Cải thiện môi trường kinh doanh

Trong thời gian còn lại của năm 2018 và thời gian tới, các Thành viên Hội đồng cần nghiên cứu, chủ động đề xuất Hội đồng thảo luận và tham mưu với Thủ tướng Chính phủ về các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực bộ, cơ quan mình quản lý, phụ trách, theo dõi, đề xuất lựa chọn một số vấn đề cần tập trung chỉ đạo như: Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 10/5/2018 của Chính phủ.

Đồng thời, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Hội đồng sẽ đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch tại Phiên họp cuối năm.

Đề nghị Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chủ trì nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá từng chỉ tiêu phát triển bền vững theo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; các tiêu chí này phải cụ thể, theo thông lệ, tiêu chí quốc tế, lưu ý áp dụng phương thức đánh giá theo nguy cơ.
 

Mỗi Ủy ban phải có ít nhất 01 phiên họp chuyên đề

Các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng chủ động nghiên cứu, đề xuất với Hội đồng Quốc gia kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các nội dung về cơ chế, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Trong năm 2018, mỗi Ủy ban phải có ít nhất 01 phiên họp chuyên đề về vấn đề này. Ủy ban về khoa học và công nghệ đẩy mạnh hoạt động, tăng cường tính khoa học trong hoạt động của Hội đồng.

Các Thành viên Hội đồng chủ động nghiên cứu, đề xuất Hội đồng thảo luận về một số vấn đề phát triển bền vững để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu vấn đề phát triển năng lượng sạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu một số vấn đề cụ thể về biến đổi khí hậu, môi trường; trong đó có môi trường sinh hoạt, liên quan đến lối sống, thái độ, hành vi ứng xử, văn hóa con người đối với môi trường sống. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp nghiên cứu vấn đề phát triển con người, trong đó có các mục tiêu, giải pháp giáo dục nhân văn, đạo đức, văn hóa, phát huy sáng tạo cá nhân, giáo dục và phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức công dân toàn cầu…
 

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng

Hội đồng nhất trí đề xuất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc bổ sung Ủy ban về quan hệ đối tác công tư là một ủy ban chuyên môn thuộc cơ cấu Hội đồng; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch Ủy ban về quan hệ đối tác công tư; đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban về quan hệ đối tác công tư.

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, trao đổi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đồng thời, đề nghị Chủ tịch các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng khẩn trương quyết định về thành viên Ủy ban, trong đó có các Thành viên Hội đồng, mời các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia, chủ động tổ chức hoạt động của Ủy ban theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 18/4/2018.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.