| Hotline: 0983.970.780

Năng lực HTX giúp thành công cho chuyển đổi nông nghiệp ở ĐBSCL

Thứ Hai 23/05/2022 , 07:25 (GMT+7)

ĐBSCL Nghị quyết 120 ra đời giúp HTX phát triển nông nghiệp bền vững, hoạt động hiệu quả sẽ làm thay đổi cấu trúc các ngành hàng nông sản phù hợp với biến đổi khí hậu.

Nghị quyết 120 (NQ-120) ra đời vào tháng 11/2017, lần đầu tiên định hướng nông nghiệp cho ĐBSCL là thủy sản, cây ăn trái và lúa gạo, trong đó HTX đóng quay trò quan trọng. Đặc biệt NQ-120 xác định trọng tâm của nông nghiệp phải là hiệu quả kinh tế chứ không phải sản lượng. Ở ĐBSCL, trong một thời gian dài, nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa gạo và vì vậy công chúng cũng hiểu đó chỉ là nghề trồng lúa. Đến năm 2018, Nghị định 98/2018/NĐ-CP định nghĩa nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp.

Việc chuyển đổi nông nghiệp ngày nay rõ ràng là thách thức hơn rất nhiều, bởi vì đó không phải chỉ là chuyển đổi sản xuất lúa sang các loại cây trồng, vật nuôi khác.  Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc chuyển đổi nông nghiệp ngày nay rõ ràng là thách thức hơn rất nhiều, bởi vì đó không phải chỉ là chuyển đổi sản xuất lúa sang các loại cây trồng, vật nuôi khác.  Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với định nghĩa mới về nông nghiệp bao gồm nhiều thành phần như trên, thì việc chuyển đổi nông nghiệp ngày nay rõ ràng là thách thức hơn rất nhiều, bởi vì đó không phải chỉ là chuyển đổi sản xuất lúa gạo. Vì vậy, thử nhìn lại những lần “chuyển đổi” ngành sản xuất lúa gạo trong suốt thời gian qua ở ĐBSCL. Đặc biệt là những động lực nào đã thúc đẩy toàn xã hội chuyển đổi, để xem chúng ta nên làm gì để cho việc chuyển đổi nông nghiệp hiện nay ở ĐBSCL thành công. Nghề trồng lúa được các lưu dân đến ĐBSCL áp dụng từ thế kỷ thứ ba, nhưng diện tích trồng lúa là không đáng kể. Cho đến thế kỷ thứ mười bảy, dưới triều Nguyễn, các đơn vị hành chánh ở ĐBSCL mới được tổ chức và vùng nầy tiếp nhận nguồn lao động lớn, nhưng cũng chỉ có 4% diện tích đồng bằng được canh tác lúa.

Chính sách trao quyền cho người trực tiếp sản xuất trong thời gian qua làm thay đổi nông nghiệp nhanh chóng cả về lượng và chất, thì động lực có thể làm chuyển đổi nông nghiệp mạnh mẽ nhất hiện nay có thể là điều ngược lại. Tức là người có quyền sử dụng đất nhưng không tự quyết định loại cây trồng vật nuôi trên chính thửa ruộng của mình. Đó chính là mô hình hợp tác xã. Nhưng nhìn chung mô hình nầy đã chưa làm tốt vai trò quản lý, tổ chức và dẫn dắt sản xuất cho tập thể, nên để lại sự hoài nghi trong lòng người dân.

Khi người Pháp bắt đầu cơ giới hóa việc đào kênh xẻ mương vào thế kỷ thứ mười tám và đặc biệt là nghề trồng lúa từ mục tiêu bảo đảm lương thực chuyển sang thương mại, thì diện tích trồng lúa ở ĐBSCL tăng vọt lên 55%. Diện tích nầy duy trì cho đến giữa thế kỷ hai mươi, có lúc còn giảm đi do tình hình chính trị xã hội hổn loạn. Đến thập niên 1960, trong làn sóng cuộc “cách mạng xanh”, ĐBSCL lần đầu tiên du nhập các giống lúa ngắn ngày IR5 và IR8 cùng với phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

Nên dù chịu cảnh chiến tranh ác liệt cho đến năm 1975, nhưng diện tích trồng lúa vẫn tăng lên 72% cùng với sản lượng, nhờ tăng từ một vụ lên hai vụ lúa trong năm. Những năm đầu sau giải phóng, dù cả xã hội dốc sức vào việc sản xuất lúa như áp dụng chính sách “nghĩa vụ làm thủy lợi”, mở rộng các nông trường quốc doanh vào vùng chưa canh tác, thành lập các tập đoàn sản xuất… Nhưng nhìn chung diện tích trồng lúa tăng không đáng kể, đặc biệt là sản lượng lúa bị giảm nghiêm trọng, đẩy Việt Nam ra khỏi nhóm xuất khẩu gạo trên thế giới.

Khi công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1985, đất đai được giao lại cho người dân sản xuất, mặc dù diện tích trồng lúa chưa tăng đáng kể nhưng sản lượng lúa gạo lại tăng vọt, điều nầy giúp Việt Nam quay lại nhóm các quốc gia xuất khẩu gạo vào năm 1989. Thêm vào đó là Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, nên sản xuất lúa có thêm động lực kinh tế thúc đẩy.

Có thể thấy là từ 1995 người dân đã sản xuất theo tín hiệu thị trường, tức là lấy mục tiêu kinh tế làm trọng tâm cho sự chọn lựa từ cây con giống đến qui trình sản xuất. Vùng duyên hải có nước mặn thường xuyên thì chuyển sang nuôi trồng thủy sản, vùng mặn-ngọt theo mùa có mô hình tôm-lúa, vùng ngọt quanh năm thì tăng từ hai vụ lên ba vụ, vùng đất phù sa ven sông có nguồn nước ngọt thì chuyển sang trồng cây ăn trái hay nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Mô hình lúa tôm thích ứng với biến đổi khí hậu đang được phát triển mạnh tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình lúa tôm thích ứng với biến đổi khí hậu đang được phát triển mạnh tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thu nhập của những mô hình chuyển đổi nầy vượt xa lợi nhuận của việc trồng lúa. Và có lẽ những “mô hình thực tiễn” nầy đã tạo ra thời cơ chín muồi cho NQ-120 ra đời vào năm 2017, trong đó ưu tiên cho thủy sản, cây ăn trái rồi mới đến lúa gạo.

Có thể tóm tắt những tác động làm thay đổi nông nghiệp từ diện tích, năng suất, sản lượng, loại cây trồng vật nuôi và cả hiệu quả kinh tế, bao gồm: Tổ chức xã hội, nguồn lao động dồi dào, cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, thay đổi chính sách đất đai và mở rộng thị trường. Những tác động nầy có thể xem là động lực chính thúc đẩy quá trình chuyển đổi nông nghiệp xảy ra nhanh chóng.

Trong các động lực đó thì thay đổi chính sách đất đai làm thay đổi tốc độ chuyển đổi nông nghiệp nhanh chóng nhất, gồm cả tích cực và tiêu cực. Ví như chính sách “người cày có ruộng” là giao đất cho người trực tiếp sản xuất đã làm cho diện tích, năng suất và sản lượng lúa tăng vọt. Chính sách “tập đoàn sản xuất” làm mất tính chủ động của người trực tiếp sản xuất nên năng suất và sản lượng lương thực bị giảm nghiêm trọng. Rồi chính sách “đổi mới” trao quyền sử dụng đất lại cho nông dân nên năng suất và sản lượng lại tăng vọt.

Nếu mổ xẻ các trường hợp không thành công trong thời gian qua, thì nguyên nhân chính là năng lực của ban chủ nhiệm và chính sách hoạt động của hợp tác xã. Nếu năng lực của ban chủ nhiệm hợp tác xã cũng giỏi giang trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác làm ăn, xây dựng qui chế và tổ chức sản xuất, bảo đảm ổn định công ăn việc làm và tạo ra thu nhập đáng kể cho xã viên, thì người nông dân sẽ không ngần ngại trao quyền lựa chọn cây trồng vật nuôi của mình cho ban chủ nhiệm. Do đó, xây dựng năng lực cho ban chủ nhiệm hợp tác xã sẽ tác động đến chuyển đổi nông nghiệp nhanh và có hiệu quả nhất hiện nay!

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.