| Hotline: 0983.970.780

Ngày hải tặc đến: [Bài III] Chờ đợi trong tuyệt vọng

Thứ Năm 14/05/2020 , 08:10 (GMT+7)

Theo thời gian, Sudeep cố gắng tạo dựng mối quan hệ với một số tên cướp biển. Anh hỏi thăm chúng về sức khỏe, hoặc con cái. 

King - kẻ cầm đầu nhóm hải tặc - có thân hình cực kì to lớn. Ảnh minh họa: BBC.

King - kẻ cầm đầu nhóm hải tặc - có thân hình cực kì to lớn. Ảnh minh họa: BBC.

Nhưng câu trả lời luôn là sự im lặng, hoặc cảnh báo thẳng thừng: Đừng nói chuyện với chúng tao. 

Chúng dường như tuân theo mệnh lệnh nghiêm ngặt và không bao giờ đề cập đến tên thủ lĩnh - có vẻ như sống ở nơi khác trong rừng - được biết đến dưới mật danh King.

Sudeep cùng Chirag (22 tuổi), Ankit (21 tuổi), Avinash (22 tuổi), Moogu (34 tuổi), không có nhiều lựa chọn ngoài việc cố gắng tiết kiệm năng lượng và chờ đợi may mắn xảy ra.

Cuộc sống của họ rơi vào một thói quen nhàm chán. Mỗi ngày một lần, thường vào giữa buổi sáng, họ được phát một bát mì ăn liền chung cho cả năm người. Tình hình buổi tối cũng tương tự.

Họ không có gì uống ngoài nước bùn, thường bị lẫn với xăng. Đôi khi họ khát đến mức phải uống nước mặn dưới sông. Thuyền trưởng người Nigeria được đối xử tốt hơn, bị giam giữ riêng trong túp lều gần đó.

Các thủy thủ cố gắng theo dõi thời gian trôi qua bằng cách khắc những mũi tên nhỏ vào tấm ván gỗ mà họ nằm ngủ. Đôi khi họ mê sảng - một số thủy thủ, bao gồm cả Sudeep, mắc bệnh sốt rét.

Trong nhiều giờ nằm dưới ánh mặt trời đốt thời gian, Sudeep suy nghĩ thêm về những gì có thể làm để đưa họ thoát ra, và nghĩ mình sẽ nói gì với Cao ủy Ấn Độ hoặc gia đình nếu có cơ hội gọi điện thoại. Trong đầu, anh vẫn đang lên kế hoạch cho đám cưới.

Ban đầu, những tên cướp biển đòi tiền chuộc lên vài tới triệu USD. Đó là một khoản tiền cắt cổ và chúng thừa biết không có khả năng.

Kéo theo sau là các cuộc đàm phán phức tạp và dài dòng. Với địa bàn phức tạp không thể bị phát hiện của vùng châu thổ Niger, thời gian dường như luôn đứng về phía những tên cướp.

Trang web exxafrica cho biết, tiền chuộc nằm trong khoảng 18.000 - 500.000 USD/người, mặc dù hầu hết dao động từ 30.000 - 50.000 USD.

Theo maritime-executive, mức tiền chuộc trung bình đã nhân lên tới 400% chỉ trong vòng ba năm qua. Mục tiêu chính của cướp biển ở Vịnh Guinea là thuyền viên nước ngoài.

151 người nước ngoài bị bắt cóc vào năm 2019. Con số lần lượt theo năm là 116 (2018), 69 (2017) và 38 (2016).

Có thể chắc chắn rằng bắt cóc sẽ vẫn ở mức cao trong năm 2020 và những năm tới.

Việc bắt cóc hàng loạt khoảng 20 thuyền viên trở lên đã trở thành thói quen kể từ giữa năm 2018.

Khoảng 15 ngày sau vụ tấn công, cướp biển đưa cho Sudeep điện thoại vệ tinh để có thể khiếu nại trực tiếp với chủ tàu, thuyền trưởng Christos Traios.

"Thưa ông, chúng tôi đang ở trong tình trạng rất tồi tệ. Tôi cần ông hành động nhanh vì chúng tôi có thể chết ở đây", anh nói. Ông chủ của anh, tức giận về những gì đã xảy ra, rõ ràng là không bị lay chuyển.

Những tên cướp biển nổi giận. "Chúng tao chỉ muốn tiền", chúng liên tục lặp đi lặp lại. "Nếu không ai chịu chi, chúng mày sẽ chết".

Mô hình kinh doanh của chúng phụ thuộc vào sự tuân thủ của chủ tàu, thường đã mua bảo hiểm. Nhưng trong trường hợp này, chủ tàu quá “rắn”. Giải pháp bây giờ, những kẻ bắt cóc biết, tùy thuộc vào các gia đình nạn nhân.

Quay trở lại Ấn Độ, cha mẹ của Sudeep trải qua những đêm nằm thao thức, liên tưởng đến điều tồi tệ nhất. Họ sợ không bao giờ được gặp lại con. Các gia đình không có cách nào có thể trả tiền chuộc trực tiếp. Chính phủ Ấn Độ không trả tiền chuộc nhưng gia đình nạn nhân hy vọng chính phủ sẽ giúp họ theo những cách khác, chẳng hạn hỗ trợ hải quân Nigeria tìm hang ổ của cướp biển, hoặc buộc chủ tàu chi trả.

Bhagyashree và Swapna, người bà con của Sudeep, chịu trách nhiệm thúc đẩy sự trợ giúp của chính phủ. Họ tạo nhóm WhatsApp gồm những thành viên gia đình con tin để có thể phối hợp giải thoát người thân.

Dù sớm nhận ra rằng hải tặc sẽ chẳng thu được gì khi giết chết con tin, Bhagyashree vẫn lo lắng chúng không có nhiều kiên nhẫn. Gây áp lực với chủ tàu từ mọi hướng dường như là cách khả thi duy nhất. Cô luôn online, tweet, email khẩn cầu bất cứ ai, bất cứ thời điểm nào.

Sau ba tuần gần như im lặng, Avinash, chị gái của một con tin, nhận được một cuộc gọi của em trai từ rừng rậm Nigeria. Anh cho biết tất cả còn sống nhưng họ thực sự cần giúp đỡ. Các gia đình khác sẽ tiếp tục nhận được cuộc gọi từ người thân trong những ngày tới, ngoại trừ Bhagyashree và gia đình nhà Choudhurys.

Người thân của một trong những thủy thủ, có tên thuyền trưởng Nasib, bắt đầu gọi hải tặc thường xuyên trên điện thoại vệ tinh để kiểm tra tình trạng con tin. “Chủ tàu ‘không quan tâm’ đến cuộc sống của những thủy thủ và đang giỡn mặt”, một cướp biển giận dữ nói với Nasib trong một cuộc gọi.

Trong các email mà BBC thấy, chủ tàu Christos đổ lỗi chính hải quân Nigeria bắt giữ các tàu và nhân viên của mình để buộc ông phải "đàm phán với những kẻ khủng bố" và trả một khoản tiền chuộc lớn "đáng kinh ngạc".

Ngày 17/5/2019, những tên cướp biển cho Sudeep cơ hội nói chuyện với Nasib. Nasib bảo đảm thử thách sẽ chỉ kéo dài thêm vài ngày nữa. Sudeep được yêu cầu phải giữ tinh thần của nhóm con tin. "Tôi đang cố gắng", Sudeep nói.

Cứ vài tuần, các thủy thủ Ấn Độ được chuyển từ hang ổ này tới hang ổ khác trong rừng.

Khu vực đảo Bonny, Nigeria, nơi xảy ra vụ hải tặc tấn công tàu Apecus. Ảnh: BBC.

Khu vực đảo Bonny, Nigeria, nơi xảy ra vụ hải tặc tấn công tàu Apecus. Ảnh: BBC.

Khi các cuộc đàm phán dường như bị đổ vỡ, King bắt đầu đến thăm họ. Hắn không bao giờ nói nhiều, nhưng những tên hải tặc khác đối xử với hắn bằng một sự tôn kính đầy sợ hãi.

Lũ cướp biển đều có hình thể cơ bắp và hung ác, nhưng King đặc biệt cao lớn - ít nhất tới 2m. Hắn luôn mang một khẩu súng lớn với thắt lưng da chứa đầy đạn. Cứ sau bốn hoặc năm ngày, hắn lại xuất hiện. King tuyên bố chủ tàu Christos vẫn không chịu thương lượng và điều này sẽ gây ra hậu quả.

Sau nhiều tuần bị giam cầm, các thủy thủ trở nên gầy gò và ốm yếu. Mắt của họ có màu vàng nhạt, còn nước tiểu có lúc đỏ như máu. Mỗi chuyến viếng thăm của King đều khiến họ cảm thấy số phận của mình sắp giống bộ xương từng được lôi ra khỏi bùn lúc trước.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm