| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Lúng túng trước rác thải

Thứ Ba 17/12/2019 , 09:20 (GMT+7)

Tính toán sơ bộ, nông thôn Nghệ An hàng ngày phát sinh ra môi trường gần 900 tấn rác thải.

Ngang nhiên đổ, xả thải ra lề đường quốc lộ

Để xử lý, 100% số xã (431/431) đã được chính quyền huyện phê duyệt quy hoạch trong tổng thể xây dựng chương trình nông thôn mới. Trong đó mỗi xã lựa chọn từ 1 – 3 địa điểm tập kết chất thải rắn trước khi tiến hành vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn tập trung của khu vực.

Chủ động đi tắt đón đầu nhưng kết quả thực tiễn lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Ghi nhận thực tế, chỉ một số ít cơ sở tập trung như chợ, trường học, công sở cơ quan và cơ sở sản xuất tuân thủ theo quy định, còn lại đa phần các hộ gia đình gần như đang tảng lơ, họ cơ bản chưa hình thành thói quen thu gom rác tại nhà.

Nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng trên, một trong số đó xuất phát từ việc thiếu hụt nguồn kinh phí thực hiện. Việc này khiến hầu hết UBND các xã chưa thể thành lập được bộ phận thu gom rác từ các hộ để vận chuyển CTR về địa điểm tập thể như kế hoạch. Nhằm chữa cháy, giải pháp tình thế được số đông ưu tiên chọn lựa vẫn là tự chôn lấp, đốt hoặc tiêu hủy, vô hình chung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Từ kết quả theo dõi thực tế, Sở TN- MT Nghệ An nêu rõ, hầu hết các chất thải được tuồn ra vẫn để lẫn lộn, bao gồm chất thải có khả năng phân hủy và khó phân hủy (nilon, thủy tinh, cành cây, xác động vật…). Riêng tại khu vực vùng sâu, vùng xa vẫn phổ biến tình trạng xả rác thải sinh hoạt ngay tại vườn hoặc những địa điểm công cộng như chợ, đường giao thông và điểm giáp ranh giữa các thôn, xóm.

Tương tự, công tác thu gom và xử lý bao bì chứa hóa chất BVTV, thuốc thú y cũng đối diện với muôn vàn khốn khó. Hàng năm toàn tỉnh có từ 500 – 600 tấn thuốc BVTV được lưu thông và kinh doanh. Ước số lượng bao bì, chai lọ chứa thuốc thải ra vào khoảng 70 – 75 tấn/năm, điều đáng nói đây là dạng phải được xử lý theo quy định về “chất thải nguy hại”.

Để giải quyết triệt để tình trạng rác thải sinh hoạt đang bủa vây khắp vùng nông thôn, UBND tỉnh đã chấp thuận, cho phép Cty CP đĐu tư công nghệ T-Tech Việt Nam đầu tư lò đốt thí điểm tại 5 địa phương, gồm Tương Dương, Diễn Châu, Con Cuông, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa để làm cơ sở nhân rộng.

Nguy hiểm là vậy nhưng do lối sản xuất manh mún, cộng với công tác quản lý chưa đến nơi đến chốn, trên hết là ý thức yếu kém của chính người dân khiến tình hình chung ngày càng cam go, khó lường hơn.

Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết thêm, mới chỉ 12/21 huyện lắp đặt một số thùng rác ngay trên ruộng đồng để phục vụ thu gom phế phẩm độc hại, đồng nghĩa với phân nửa địa phương đối mặt với nguy cơ lớn về việc ô nhiễm nguồn đất, nước và chất lượng nông sản do tồn dư của thuốc BVTV.

Ở một khía cạnh khác, ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt làng nghề cũng là vấn đề nổi cộm của tỉnh Nghệ An suốt những năm qua.

Đã thành thông lệ, cứ đến những kỳ hội họp là cử tri tại các vùng trọng điểm về chế biến thủy hải sản thuộc các xã Diễn Ngọc, Diễn Bích của huyện Diễn Châu, hay làng nghề bánh bún Hậu Hòa và Trung Thành (xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc)… lại đưa ra bàn tán, mổ xẻ gay gắt.

Có điều tất cả chỉ như muối bỏ bể, sau mỗi bận kiến nghị tình hình chỉ tạm lắng được dăm ba hôm rồi đâu lại vào đấy, dần dà hình thành nên tâm lý chán nản nơi cộng đồng dân cư khu vực đó.

Khu vực nông thôn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải

Điểm chung của cơ sở nằm trong “danh sách đen” là không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường (BVMT) về xử lý chất thải, cơ bản đều chưa có giải pháp xử lý triệt để. Và nếu vẫn giữ nguyên phương pháp làm việc “nửa vời” hiện tại e rằng nút thắt còn rất lâu nữa mới được tháo gỡ..

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.