| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An 'nhập cuộc' dòng chảy nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Sáu 18/11/2022 , 08:17 (GMT+7)

Nghệ An hiện đã có 25 doanh nghiệp và 29 hợp tác xã chủ động ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp. Toàn tỉnh có hơn 26.500ha ứng dụng công nghệ cao.

HHP_2476 copy

Sự nhập cuộc của Tập đoàn TH đã lan tỏa mạnh mẽ làn sóng ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp ở Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Quỹ đất dồi dào, địa hình đa dạng (đồi núi, đồng bằng, biển), có sự phân chia phân vùng sinh thái giữa các vùng miền đã tạo ra nhiều lợi thế cho Nghệ An trong quá trình ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp.

Những năm qua, Nghệ An đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sinh thái, xem sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền tảng trong xu thế mới, mục tiêu tạo ra lượng sản phẩm đủ lớn, chất lượng tốt, năng suất vượt trội. Không dừng lại ở đó, việc “phủ sóng” công nghệ cao còn góp phần đa dạng hóa thương hiệu, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, cung cấp cho chế biến công nghiệp.  

Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An chia sẻ: Giai đoạn 2015 - 2022, ngành nông nghiệp Nghệ An đã xây dựng, tham mưu ban hành và triển khai có hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch, chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, trong đó trọng tâm là ứng dụng công nghệ cao.

Empty

Nhiều mô hình nhà màng, nhà lưới được hình thành trên địa bàn Nghệ An trong thời gian gần đây. Ảnh: Việt Khánh.

Đến thời điểm này, Nghệ An có nhiều chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo được dấu ấn, có sức lan tỏa lớn, điển hình như Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH, Vinamilk tập trung phát triển mảng chế biến sữa; Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm chế biến gỗ; Công ty Cổ phần thực phẩm Nghệ An tại Quế Phong phát triển giống chanh leo; vùng sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP tại các xã bãi ngang của huyện Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai; sản xuất lúa giống chất lượng cao tại Yên Thành; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Hay gần nhất là Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lấy Nghệ An là đầu tàu chiến lược.

Tính hết năm 2021, toàn tỉnh Nghệ An có trên 26.555ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (trồng trọt 26.104ha, nuôi trồng thủy sản hơn 450ha). Sản xuất công nghệ cao cho giá trị vượt trội, đạt bình quân trên 250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 - 3 lần so với sản xuất đại trà truyền thống.

Trong lĩnh vực trồng trọt, Nghệ An hiện đã hình thành các hệ thống đầu tư vào sản xuất khép kín, nhà màng, nhà lưới; tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất tăng nhanh, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ…

Toàn tỉnh Nghệ An có 25 doanh nghiệp và 29 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Những cái tên như TH, Vinamilk, Vật tư nông nghiệp Nghệ An, Vĩnh Hòa, Mía đường Nasu... là hạt nhân tiên phong. Tỉnh đã sẵn sàng làm "cách mạng" trên lĩnh vực khoa học công nghệ.

Empty

Một số huyện tại khu vực miền núi Nghệ An cũng đã tiếp cận ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, điển hình là mô hình trồng dược liệu của Công ty Cổ phần Dược liệu Mường Lống ở Kỳ Sơn. Ảnh: Việt Khánh.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã hình thành các cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp. Không chỉ chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm truyền thống, Nghệ An còn chú trọng du nhập các giống mới để cụ thể hóa mục tiêu cải tạo đàn vật nuôi địa phương, rõ nhất là dự án trọng điểm chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Tập đoàn TH, danh tiếng không chỉ gói gọn phạm vi trong nước mà đã bay cao, vươn xa ra tầm châu lục.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, cũng cho thấy nhiều nét tích cực. Những năm gần đây, người nuôi tôm đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật triển khai dưới dạng thâm canh, siêu thâm canh thông qua mô hình nuôi trong bể xi măng, nuôi 2 giai đoạn, nuôi quy trình Semi-Biofloc, VietGAP, nuôi trong nhà màng. Song song đó, bước đầu áp dụng thành công các kỹ thuật mới trong nuôi cá lồng công nghệ cao ở các hồ đập lớn trên địa bàn.

Tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp đã lan tỏa đến cả khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở miền Tây xứ Nghệ, tạo chuyển biến tích cực, làm thay đổi diện mạo, nâng tầm chất lượng sống của bà con.

Tại “đỉnh trời” Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, Công ty Cổ phần Dược liệu Mường Lống (thuộc Tập đoàn TH) đang sản xuất thử nghiệm cây dược liệu với quy mô 136ha tại vị trí có độ cao hơn 1.300m so với mực nước biển. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù được đánh giá cực kỳ phù hợp để nhân rộng và phát triển loài cây “đỏng đảnh” này.

Kiên trì bám trụ, đến nay đơn vị trên đã trồng, khảo nghiệm được 12 loại dược liệu khác nhau (sâm Puxailaileng, sâm 7 lá 1 hoa, tam thất bắc, lan thạch hộc tía, đương quy, đẳng sâm, đan sâm, la hán quả, hà thủ ô đỏ...). Đáng chú ý, sâm Puxailaileng có gốc gác từ núi Puxailaileng được các chuyên gia trong ngành đánh giá ngang ngửa sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam về mặt chất lượng.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.