| Hotline: 0983.970.780

Nghệ sĩ& đời thường

Thứ Ba 10/11/2009 , 10:28 (GMT+7)

Đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin giới thiệu về cuộc sống đời thường một số nghệ sĩ mà độc giả hâm mộ muốn tìm hiểu.

LTS: Nhiều bạn đọc viết thư đề nghị toà soạn cung cấp thêm nhiều thông tin, đặc biệt về cuộc sống đời thường của những nghệ sĩ mà mình yêu thích. Đáp ứng yêu cầu của độc giả, từ số báo này, chúng tôi xin giới thiệu về một số nghệ sĩ nhận được nhiều thư yêu cầu của độc giả. 

“Báo đen” Lý Huỳnh

Ở tuổi 67, NSƯT Lý Hùynh vẫn tráng kiện với tiếng cười thật hào sảng và giọng nói vang đầy ắp nhiệt huyết. Mỗi lần trò chuyện với ông người đối diện khó mà dứt nổi khỏi những dòng hồi ức xưa và cả chuyện nay.  

Vai diễn trở thành “thương hiệu” Hai Lúa 

Ngược dòng hồi ức, NSƯT Lý Huỳnh vẫn bảo, niềm đam mê nghệ thuật thứ bảy đã ngấm sâu trong huyết quản của ông từ thuở nhỏ. Hơn 40 năm trước, võ sư Lý Kim Tuyền (tên thật của ông) từng được mệnh danh là “báo đen” trong làng võ Sài Gòn đã rẽ ngang sang điện ảnh. Gia tài diễn viên của Lý Huỳnh tính từ bộ phim Cô Nhíp (1976) đến cuối thập niên 1990 đã có trên 52 bộ phim truyện nhựa, video. Dù đóng vai phản diện hay chính diện thì hầu hết những vai diễn của ông đều để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả.  

Trong đó NSƯT Lý Huỳnh chọn ra 4 vai diễn mà ông tâm đắc nhất, đó là đại tá Hoàng (Cô Nhíp), trung úy Săm (Hòn đất), đại úy Long (Mùa gió chướng) và Hai Lúa (Vùng gió xoáy).  

Trên tất cả, vai diễn để đời hay đúng hơn là vai diễn làm nên tên tuổi một thời và mãi mãi của NSƯT Lý Huỳnh là Hai Lúa trong phim Vùng gió xoáy (1983). Mỗi lần nhắc đến vai diễn này, nhiều người vẫn thắc mắc là tại sao Lý Huỳnh - một võ sư, một diễn viên chuyên vai tướng tá ngụy - lại được chọn đóng vai Hai Lúa, một nông dân đặc Nam bộ. NSƯT Lý Huỳnh cười rổn rảng: “Vì ông Hai Lúa là một trung nông, tính cách ngang tàng nên trước hết đạo diễn Hồng Sến cần một diễn viên có vóc dáng vạm vỡ với bộ râu quai nón rậm rì. Tôi được chọn bởi đạt tiêu chuẩn về ngoại hình và ít nhiều diễn xuất được những vai cá tính mạnh. Sau đó tôi đi thực tế, sống với bà con Long An suốt mấy tháng ròng để nhân vật ngấm sâu vào mình”.  

Khi ấy, Lý Huỳnh 38 tuổi nhưng ông đã thể hiện xuất sắc hình ảnh một lão nông 60 tuổi trong chiếc áo bà ba đen, quấn khăn rằn, hút thuốc rê, uống rượu đế, ca vọng cổ, đánh xe ngựa, cưỡi trâu. Ngồi nói chuyện thì rút chân lên ghế, giọng nói thẳng thừng, chất phác.  

Bộ phim Vùng gió xoáy được HCB tại Liên hoan phim Việt Nam 1983. Riêng Lý Huỳnh được giải Nam diễn viên xuất sắc nhất trong LHP Việt Nam 1983. Sau đó, qua Liên Xô dự Festival và rồi nhiều Liên hoan phim quốc tế khác, “ông Hai Lúa” tiếp tục chinh phục cả khán giả nước ngoài. Biệt danh Hai Lúa mà ai cũng quen miệng ấy bắt nguồn từ một nhân vật điện ảnh nông dân Hai Lúa trong Vùng gió xoáy. Rồi nhiều năm qua, Hai Lúa được xem như một cách gọi của quê hương gốc gác, như hoài niệm về một vùng quê với nhiều quán ăn mang tên Hai Lúa, không chỉ ở Sài Gòn, thậm chí cả ở quận Cam (Mỹ).  

Gặp Lý Huỳnh, người ta vẫn thích nhắc đến nhân vật Hai Lúa nhiều nhất. Ông bảo đó là phần thưởng quý nhất của đời diễn viên mà không tiền bạc nào có thể mua được. Bây giờ, ngồi nghe ông kể về nhân vật Hai Lúa, ngắm ông ở tuổi 67, chợt nhận ra, chỉ cần thêm bộ râu quai nón rậm rì là đúng ông Hai Lúa trên phim thuở nào.  

Vẫn “say” nghề 

Bẵng đi một thời gian dài, Lý Huỳnh không làm phim vì những khó khăn khách quan của phát hành phim Việt Nam. Rồi căn bệnh nặng tưởng như ông phải từ biệt cõi đời. Nghị lực sống đã đưa ông quay trở lại. Từ năm 2001, Lý Huỳnh đã ấp ủ dự án làm phim Tây Sơn hào kiệt. Và 3 năm nay, ông chuẩn bị kỹ càng cho dự án phim lịch sử nước nhà. Và tháng 3/2009, Lý Huỳnh trở thành Tổng đạo diễn của bộ phim Tây Sơn hào kiệt quy tụ nhiều ngôi sao tên tuổi như NSND Đoàn Dũng, NSND Thế Anh, Công Hậu, Lý Hùng, hoa hậu Thùy Lâm…  

Ở tuổi 67, trong vai trò Tổng đạo diễn cho một bộ phim lịch sử suốt 4-5 tháng trời, Tây Sơn hào kiệt lấy đi của ông nhiều tâm sức nhưng ông mãn nguyện và tự hào vì công sức của mình cho điện ảnh. 

Lý Huỳnh còn hào hứng tâm sự: “Sau phim này, nếu thiên thời địa lợi tôi sẽ làm phim về Trần Hưng Đạo với trận chiến trên sông Bạch Đằng, phim về Hai Bà Trưng với đàn voi ra trận…”. 

Thường tiếp khách, Lý Huỳnh hay mời ghé đến gia trang họ Lý của mình trên đường 3/2, quận 11 (TP HCM). Ở đó, chẳng mấy ai nghĩ ông là một nghệ sĩ nổi tiếng, một “đại gia” trong giới làm phim Việt. Với người lớn tuổi, ông là một chủ nhà vui tính, phóng khoáng và hay chuyện. Còn với lớp trẻ thì ông giống một ông chú, người bác luôn trải lòng tâm sự với con cháu về chuyện đời, chuyện nghề. Ông chẳng từ chối ai, ngay cả khi đang bệnh.  

NSƯT Lý Huỳnh gốc người Hoa, quê ở Vĩnh Long. Căn nhà ông ở quận 11 có một phòng khách đặc không khí người Hoa với những tràng kỷ, bàn thờ ông địa… khá màu sắc và vui mắt. Sẽ chẳng có gì đáng kể nếu trên hai bức tường không là cuộc triển lãm của ký ức với hàng trăm tấm ảnh từ thời ông còn là võ sĩ quyền Anh biệt danh “báo đen” đế những vai diễn của ông. Những poster phim của hãng Lý Huỳnh và một phần không nhỏ dành cho những đứa con nghệ sĩ: đạo diễn Lý Sơn, diễn viên Lý Hùng, Lý Hương…  

Mỗi khi hỏi NSƯT Lý Huỳnh rằng, ai là người có công lớn trong cuộc đời của ông? Lý Huỳnh thường chỉ qua bà xã, người luôn ngồi xa xa để lo chuyện hậu cần một khi ông tiếp khách. Nghề võ sư đã mang đến cho ông một người vợ đảm. Bà từng là môn đệ của ông ở lò võ hơn 40 năm trước. Đại gia đình của ông có được sự nghiệp điện ảnh hiếm có là nhờ một tay bà vun vén, lo chu toàn chuyện nhà, chuyện xã hội. Bà xã của NSƯT Lý Huỳnh là Phó chủ tịch Hội Thiện Nhân (quận 11), và gia đình ông rất tích cực tham gia làm từ thiện. Điều vợ chồng ông tự hào nhất là các con. Lý Hùng, Lý Sơn, Lý Hương đền nối nghiệp cha, đam mê nghệ thuật và ít nhiều đều thành danh. “Con cái thành đạt là niềm vui sướng, hạnh phúc nhất của người làm cha, làm mẹ” - NSƯT Lý Huỳnh cười vang.  

Hằng ngày, thời gian biểu của NSƯT Lý Huỳnh rất đơn giản: Dậy sớm chạy bộ, tập thể thao, dạy võ Thái cực quyền cho một số CLB võ thuật điện ảnh, nghiên cứu tư liêu lịch sử…  

Ông bảo nhờ võ nên có được sức khỏe dẻo dai, còn tráng kiện và minh mẫn.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nông dân Quảng Trị ra đồng diệt chuột, bắt ốc bươu vàng

Hàng trăm nông dân huyện Vĩnh Linh đã ra đồng vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột, ốc bươu vàng, vệ sinh đồng ruộng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm