| Hotline: 0983.970.780

Người phụ nữ nuôi cua đinh và ba ba trở thành tỷ phú

Chủ Nhật 07/06/2020 , 08:39 (GMT+7)

Đó chính là chị Trương Ánh Nguyệt ở ấp Láng Hầm, xã Thạnh Xuân, huyên Châu Thành A (Hậu Giang).

Chị Trương Ánh Nguyệt có hơn 15 năm trong nghề nuôi cua đinh và ba ba thương phẩm và cung cấp con giống cho các tỉnh ĐBSCL với số lượng lớn.

Chị Trương Ánh Nguyệt có hơn 15 năm trong nghề nuôi cua đinh và ba ba thương phẩm và cung cấp con giống cho các tỉnh ĐBSCL với số lượng lớn.

Mô hình nuôi cua đinh và ba ba của chị Nguyệt rộng 1,5ha, được chia thành nhiều khu như: khu nuôi thương phẩm, khu sinh sản cho cua đinh và ba ba, khu nuôi dưỡng con giống... Bình quân mỗi năm chị xuất bán ra thị trường khoảng 2.000 cua đinh thương phẩm còn ba ba xuất bán khoảng 2 tấn chủ yếu cho các nhà hàng và quán ăn.

Mô hình nuôi cua đinh và ba ba của chị Nguyệt rộng 1,5ha, được chia thành nhiều khu như: khu nuôi thương phẩm, khu sinh sản cho cua đinh và ba ba, khu nuôi dưỡng con giống... Bình quân mỗi năm chị xuất bán ra thị trường khoảng 2.000 cua đinh thương phẩm còn ba ba xuất bán khoảng 2 tấn chủ yếu cho các nhà hàng và quán ăn.

Gia đình chị Nguyệt có hơn 450 con cua đinh và 700 con ba ba bố mẹ cho sinh sản quanh năm để phục vụ bán con giống nhưng số lượng luôn không đủ đáp ứng cho thị trường. Bởi hiện nay phong trào nuôi cua đinh và ba ba đang phát triển mạnh ở ĐBSCL và cả miền Bắc.

Gia đình chị Nguyệt có hơn 450 con cua đinh và 700 con ba ba bố mẹ cho sinh sản quanh năm để phục vụ bán con giống nhưng số lượng luôn không đủ đáp ứng cho thị trường. Bởi hiện nay phong trào nuôi cua đinh và ba ba đang phát triển mạnh ở ĐBSCL và cả miền Bắc.

Nuôi cua đinh và ba ba khá đơn giản chỉ cần xây hồ bằng xi măng trên bờ hay đào ao nuôi đều được. Đặc biệt lưu ý khi đào ao nuôi phải dùng tôn tấm hay xây gạch xung quanh để không bị cua đinh, ba ba đi ra ngoài. 

Nuôi cua đinh và ba ba khá đơn giản chỉ cần xây hồ bằng xi măng trên bờ hay đào ao nuôi đều được. Đặc biệt lưu ý khi đào ao nuôi phải dùng tôn tấm hay xây gạch xung quanh để không bị cua đinh, ba ba đi ra ngoài. 

Chị Nguyệt cho biết: Nuôi cua đinh và ba ba một ngày cho ăn một lần vào buổi sáng. Thức ăn chủ yếu là cá biển xay nhuyễn cộng với một ít thức ăn công nghiệp giúp vật nuôi lớn nhanh. Trong vòng 12-15 tháng nuôi có thể đạt 1kg/con đối với cua đinh, còn ba ba nuôi 10-12 tháng đạt 1,2-1,4kg/con có thể xuất bán. 

Chị Nguyệt cho biết: Nuôi cua đinh và ba ba một ngày cho ăn một lần vào buổi sáng. Thức ăn chủ yếu là cá biển xay nhuyễn cộng với một ít thức ăn công nghiệp giúp vật nuôi lớn nhanh. Trong vòng 12-15 tháng nuôi có thể đạt 1kg/con đối với cua đinh, còn ba ba nuôi 10-12 tháng đạt 1,2-1,4kg/con có thể xuất bán. 

Nuôi cua đinh hay ba ba trong ao hồ, đặc biệt lưu ý cần thay nước thường xuyên để phòng ngừa bệnh. Vì thức ăn cho ăn hàng ngày chính là cá biển sống rất dễ làm nước trong ao nuôi bị dơ nhanh chuyển sang màu đen, nếu không chăm sóc tốt ở khâu này rất dễ làm cua đinh và ba ba nhiễm bệnh và chậm lớn.

Nuôi cua đinh hay ba ba trong ao hồ, đặc biệt lưu ý cần thay nước thường xuyên để phòng ngừa bệnh. Vì thức ăn cho ăn hàng ngày chính là cá biển sống rất dễ làm nước trong ao nuôi bị dơ nhanh chuyển sang màu đen, nếu không chăm sóc tốt ở khâu này rất dễ làm cua đinh và ba ba nhiễm bệnh và chậm lớn.

Ngoài việc nuôi ba ba và đua đinh tại gia đình, chị Nguyệt còn đứng ra thành lập HTX nuôi cua đinh – ba ba Thạnh Lợi do chị làm giám đốc. HTX có 22 xã viên, chị cung cấp cua đinh và ba ba bố mẹ cho các thành viên trong HTX nuôi theo hình thức trả chậm qua nhiều năm.

Ngoài việc nuôi ba ba và đua đinh tại gia đình, chị Nguyệt còn đứng ra thành lập HTX nuôi cua đinh – ba ba Thạnh Lợi do chị làm giám đốc. HTX có 22 xã viên, chị cung cấp cua đinh và ba ba bố mẹ cho các thành viên trong HTX nuôi theo hình thức trả chậm qua nhiều năm.

Riêng năm 2019 HTX Thạnh Lợi xuất bán khoảng 20 tấn ba ba thịt và 5.000 con cua đinh giống và 15.000 con ba ba giống đem lại lợi nhuận trước thuế 1,5 tỷ đồng.

Riêng năm 2019 HTX Thạnh Lợi xuất bán khoảng 20 tấn ba ba thịt và 5.000 con cua đinh giống và 15.000 con ba ba giống đem lại lợi nhuận trước thuế 1,5 tỷ đồng.

Chị Nguyệt cho biết: Năm 2019 lần đầu tiên chị xuất khẩu lô hàng trên 500kg ba ba thịt sang thị trường Nhật Bản, với giá bán cao gấp đôi so với giá bán trong nước. Hiện chị đang hoàng thiện một số thủ tục để trong năm 2020 tiếp tục xuất khẩu 2 vật nuôi này sang Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản…

Chị Nguyệt cho biết: Năm 2019 lần đầu tiên chị xuất khẩu lô hàng trên 500kg ba ba thịt sang thị trường Nhật Bản, với giá bán cao gấp đôi so với giá bán trong nước. Hiện chị đang hoàng thiện một số thủ tục để trong năm 2020 tiếp tục xuất khẩu 2 vật nuôi này sang Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản…

Mô hình nuôi ba ba và cua đinh thương phẩm và bán con giống, sau khi trừ hết chi phí mỗi năm gia đình chị cho thu nhập hàng tỷ đồng. Từ thành công đó, nhiều năm liền chị nhận bằng khen của tỉnh Hậu Giang và Trung ương Hội Nông dân cấp là phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi.

Mô hình nuôi ba ba và cua đinh thương phẩm và bán con giống, sau khi trừ hết chi phí mỗi năm gia đình chị cho thu nhập hàng tỷ đồng. Từ thành công đó, nhiều năm liền chị nhận bằng khen của tỉnh Hậu Giang và Trung ương Hội Nông dân cấp là phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm