| Hotline: 0983.970.780

Nguyên nhân tóc bạc sớm

Thứ Năm 10/10/2013 , 10:21 (GMT+7)

Tôi mới ngoài 30 tuổi, nghề nghiệp cũng không độc hại gì, vì sao tóc tôi lại bạc sớm và khiến tôi trông rất già?

* Tôi mới ngoài 30 tuổi, nghề nghiệp cũng không độc hại gì, vì sao tóc tôi lại bạc sớm và khiến tôi trông rất già?

Đinh Tuấn Hà, Yên Khánh, Ninh Bình

Tóc bạc là do cơ thể sống giảm chức năng nên không sinh ra một chất tạo ra màu đen gọi là hắc tố (Nulanim) mà mỗi sợi tóc được mọc ra từ một nang tóc, trong nang tóc chứa tế bào sắc tố và lớp bọc ngoài của tóc nên làm cho tóc có màu và sáng bóng. Khi tuổi cao, số lượng sắc tố trong các vỏ bọc ngoài của tóc bị giảm đi làm cho tóc bị bạc. Khi giảm sắc tố tóc bạc đi cũng làm cho tóc không còn độ bóng mượt, đơn giản chỉ là vậy. 

Hiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ về nguyên nhân tóc bạc mà chỉ đánh giá trên cơ sở lý thuyết về tóc bạc và thống kê thấy có nguyên nhân đóng góp cho sự bạc tóc sớm là do hút thuốc lá cao gấp 4 lần so với người không hút thuốc lá. Tóc bạc sớm thường liên quan đến di truyền. Cũng có thể do hay thức khuya, hay suy nghĩ, hay buồn bực, giận dỗi. Cũng có ý kiến cho biết theo các bác sĩ của trường Đại học Brandford (Anh) thì nguyên nhân gây nên tóc bạc là do sự tích tụ H2O2 (Hydro peroxide) trong chân tóc, H2O2 làm tẩy trắng tóc, làm giảm lượng sắc tố melanin của tóc, làm tóc nhanh bạc...

* Xin cho biết khí quyển trái đất hình thành như thế nào?

Nguyễn Minh Tâm, Thuận Châu, Sơn La

Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển trái đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển. Thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan, các loại khí trơ và hydro.

Dưới tác dụng phân huỷ của tia sáng mặt trời hơi nước bị phân huỷ thành oxy và hydro... Thực vật xuất hiện trên trái đất cùng với quá trình quang hợp đã tạo nên một lượng lớn oxy và làm giảm đáng kể nồng độ CO2 trong khí quyển. Sự phát triển mạnh mẽ của động thực vật trên trái đất cùng với sự gia tăng bài tiết, phân huỷ xác chết động thực vật, phân huỷ kỵ khí của vi sinh vật đã làm cho nồng độ khí N2 trong khí quyển tăng lên nhanh chóng, để đạt tới thành phần khí quyển hiện nay.

* Xin được hỏi ISO 14000 là gì ạ?

Lê Hồng Sơn, Mê Linh, Hà Nội

Năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) bắt đầu xây dựng một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường gọi là ISO 14000. Bộ tiêu chuẩn này gồm 3 nhóm chính: Nhóm kiểm toán và đánh giá môi trường. Nhóm hỗ trợ hướng về sản phẩm. Nhóm hệ thống quản lý môi trường. Phạm vi áp dụng ISO 14000: Tất cả các doanh nghiệp. Các khu vực như dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, xuất nhập khẩu, buôn bán, phân phối, lưu kho, vận tải hàng hoá, khai thác. Các cơ quan như trường học, các cơ quan chính phủ và các tổ hợp quân sự.

Cho đến nay, rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000. ISO 14000 nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường…

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm