| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mối lo của ngành thủy sản xứ Tuyên

Thứ Hai 21/10/2024 , 14:24 (GMT+7)

Sau bão lũ, nhiều hộ nuôi cá lồng ở tỉnh Tuyên Quang vẫn loay hoay với việc tái đàn vì khan hiếm nguồn con giống và môi trường nuôi chưa đảm bảo.

Sau bão lũ, tỉnh Tuyên Quang kham hiếm nguồn con giống ảnh hưởng đến việc tái đàn của các hộ nuôi. Ảnh: Đào Thanh.

Sau bão lũ, tỉnh Tuyên Quang kham hiếm nguồn con giống ảnh hưởng đến việc tái đàn của các hộ nuôi. Ảnh: Đào Thanh.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang, bão số 3 khiến địa phương này thiệt hại khoảng 455ha ao, hồ và 527 lồng nuôi cá, tổng thiệt hại khoảng 187,5 tỷ đồng.

Để khôi phục sản xuất thủy sản, tổng nhu cầu con giống của tỉnh là gần 12 triệu con, gồm hơn 11,3 triệu con cá giống truyền thống và khoảng 0,54 triệu con cá đặc sản giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang chỉ đáp ứng được khoảng 8,5 triệu con, số lượng con giống thiếu hụt so với nhu cầu thị trường là khoảng 3,42 triệu con.

Tại Trại cá giống thành phố Tuyên Quang, thuộc Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang ảnh hưởng của bão số 3 khiến hơn 3ha ao nuôi ương giống cá trôi, trắm, chép, rô phi… bị thiệt hại. Sau khi nước rút, cán bộ trung tâm gấp rút triển khai nạo vét bùn, sử đụng muối, vôi bột và một số chế phẩm sinh học để khử trùng cho nước; rà soát lại các ao nuôi ương xem tỷ lệ cá còn lại trong ao là bao nhiêu. Đồng thời loại bỏ những giống cá có hại theo dòng nước lũ lẫn vào trong khu vực nuôi ương.

Ông Ngô Văn Quang, cán bộ phụ trách Trại cá giống thành phố Tuyên Quang cho biết, hiện tại Trung tâm Thủy sản và các đơn vị trực thuộc đã thực hiện khôi phục nuôi ương cá giống, tập trung chủ yếu vào các giống cá như trắm, chép, mè, trôi… Thế nhưng phải đến dịp giáp hoặc sau Tết Nguyên đán mới có giống xuất bán ra thị trường giúp người nuôi tái đàn.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là một số ao nuôi vẫn chưa kịp đắp bờ, phải ương nuôi muộn so với khung thời vụ. Trong khi đó mùa đông sắp đến gần, môi trường sống khắc nghiệt hơn khiến cá giống phát triển kém, tỷ lệ sống đạt thấp.

Ngay sau khi bão số 3 đi qua, môi trường nuôi ương đảm bảo, Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện nuôi ương cá giống nhằm đáp ứng nhu cầu con giống của thị trường. Ảnh: Đào Thanh.

Ngay sau khi bão số 3 đi qua, môi trường nuôi ương đảm bảo, Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện nuôi ương cá giống nhằm đáp ứng nhu cầu con giống của thị trường. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang, bên cạnh khó khăn về nguồn con giống thì vấn đề môi trường nước chưa được đảm bảo cũng ảnh hưởng đến các hộ nuôi cá lồng. Chi cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, khuyến cáo người dân thận trọng việc tái đàn các lồng cá. Khi quyết định tái đàn thì phải xứ lý môi trường nước thật tốt, nguồn nước đảm bảo mới tái đàn.

HTX nông nghiệp thủy sản sông Gâm, xã Tân Long, huyện Yên Sơn có 23 lồng cá thì đợt lũ vừa rồi có 14 lồng cá của các hộ thành viên bị nước lũ cuốn trôi. Sau lũ, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cá tại 9 lồng còn lại bị ảnh hưởng, phát sinh dịch bệnh. Theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, các hộ gia đình đã thực hiện vệ sinh khu vực lồng nuôi, sử dụng vôi bột để khử trùng và theo dõi sát tình hình diễn biến sức khỏe của đàn cá.

Ông Phạm Thanh Tân, Giám đốc HTX nông nghiệp thủy sản sông Gâm cho biết, hiện nay môi trường nước tại khu vực nuôi cá lồng vẫn còn bị ô nhiễm nên các hộ rất thận trọng trong việc tái đàn, khôi phục sản xuất. Hơn nữa, tại thời điểm này nguồn cung con giống trên thị trường cũng khá khan hiếm, nếu lựa chọn con giống không đảm bảo rủi ro sẽ rất lớn.

Hiện nay, trung bình mỗi năm tỉnh Tuyên Quang duy trì khoảng 2.300 lồng cá, trong đó, trên hồ thủy điện 1.700 lồng, trên sông 555 lồng, với tổng sản lượng cá thu hoạch khoảng 2.000 tấn/năm. Thiệt hại của bão số 3 gây ra không chỉ ảnh hưởng về năng suất, sản lượng trong năm 2024, mà còn đặt ra nhiều khó khăn, thách thức phía trước cho ngành thủy sản của địa phương này.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.