| Hotline: 0983.970.780

Nhìn lại sự tàn phá của thiên tai trong năm 2022

Thứ Tư 28/12/2022 , 15:12 (GMT+7)

Tính đến ngày 19/12, thiên tai ở nước ta đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng 19.452 tỷ đồng.

Năm 2022, thiên tai gây thiệt hại kinh tế hơn 19.000 tỷ đồng

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), từ đầu năm 2022 đến nay, thiên tai trên thế giới và khu vực diễn ra rất phức tạp, nhiều đợt thiên tai diễn ra với quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, vượt mức lịch sử, gây thiệt hại rất lớn về người và kinh tế, điển hình như nắng nóng, hạn hán kéo dài, nghiêm trọng nhất trong vòng 500 năm tại châu Âu làm hơn 20.000 người chết; siêu bão Lan đổ bộ vào Mỹ cuối tháng 9 làm 154 người chết, thiệt hại trên 50 tỷ đô la Mỹ; lũ lụt lịch sử trong tháng 7 - 8 tại Pakistan làm gần 1.700 người chết; trận động đất với độ lớn 5,6 độ richter ngày 21/11 tại Indonesia làm 321 người chết.

Tại Trung Quốc, hạn hán, nắng nóng nghiêm trọng nhất kể từ 60 năm qua, mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng, chỉ riêng 7 tháng đầu năm có tới 487 con sông đã có mực nước vượt quá mức cảnh báo lũ… Theo số liệu thống kê gần nhất, thiệt hại kinh tế toàn cầu do thiên tai ước tính 227 tỷ USD.

Thuỷ điện Hoà Bình bắt đầu xả lũ cửa số 1 từ ngày 12/6. Đến ngày 15/6, 5 cửa xả đã được mở để xả lũ phòng lũ tiểu mãn. 

Thuỷ điện Hoà Bình bắt đầu xả lũ cửa số 1 từ ngày 12/6. Đến ngày 15/6, 5 cửa xả đã được mở để xả lũ phòng lũ tiểu mãn. 

Ghi nhận của Tổng cục Phòng chống thiên tai, ở nước ta trong năm nay cũng cho thấy thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật từ những tháng đầu năm và trên các vùng miền cả nước với 21/22 loại hình thiên tai, trong đó điển hình có 1.047 trận thiên tai.

Mưa lớn kéo dài ở miền Bắc đã gây sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, ngập lụt đô thị, khu công nghiệp (tháng 4,5,6). Các hồ chứa Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang đã phải vận hành xả lũ và duy trì trong một thời gian khá dài (đây là một năm hiếm thấy kể từ khi hệ thống liên hồ chứa đi vào khai thác, vận hành).

Tại khu vực miền Trung, liên tiếp 3 cơn bão đổ bộ và mưa lũ sau bão gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó bão số 4 (Noru) đạt cường độ mạnh nhất cấp 14 - 15, giật cấp 17, gần đạt cấp siêu bão trên biển Đông, suy yếu nhanh và đổ bộ vào Đà Nẵng – Quảng Nam ngày 28/9, gây mưa rất lớn tại các tỉnh Nam đồng bằng Bắc bộ và từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi, trong đó riêng Nghệ An mưa rất lớn từ 300 - 500mm (Quỳnh Lưu 662mm; Con Cuông 650mm).

Mưa lớn sau bão số 5 đã gây lũ trên BĐ3 trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế; ngập lụt đặc biệt nghiêm trọng có nơi tới 1,5 - 2m tại Đà Nẵng. Triều cường kết hợp gió mạnh trên biển gây sóng lớn từ 1,5 - 2m tại khu vực biển Tây gây tràn và sạt lở đê biển Tây, tỉnh Cà Mau; nhiều trận động đất xảy ra liên tiếp trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum…

Mưa lũ từ ngày 28/9 đến nay khiến hơn 17.400 ngôi nhà ở Nghệ An ngập sâu 0,3 - 2m, nhiều công trình hư hỏng, gia súc, gia cầm chết trôi.

Mưa lũ từ ngày 28/9 đến nay khiến hơn 17.400 ngôi nhà ở Nghệ An ngập sâu 0,3 - 2m, nhiều công trình hư hỏng, gia súc, gia cầm chết trôi.

Tính đến ngày 19/12, thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng 19.452 tỷ đồng (gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với cùng kỳ năm 2021).

Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 những tháng đầu năm mặc dù đã dần được kiểm soát, song vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, lãnh đạo Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ NN-PTNT, Tổng cục Phòng chống thiên tai kiêm Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đã luôn chủ động, vượt khó, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chủ động phòng ngừa, kiểm soát rủi ro thiên tai

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết, Tổng cục đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022, ban hành kế hoạch công tác trọng tâm của Tổng cục, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt; hàng tháng đều có kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện.

Tổng cục đã tham mưu cho Bộ NN-PTNT xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, tăng cường hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý.

Cụ thể, đơn vị đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho công chức viên chức bằng nhiều hình thức; bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kỹ năng hành chính cho công chức mới.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phát biểu tại buổi tập huấn giảng viên cấp tỉnh về mô hình 'cộng đồng an toàn, sạch và xanh' nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai tại TP Cần Thơ vào tháng 10/2022.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phát biểu tại buổi tập huấn giảng viên cấp tỉnh về mô hình “cộng đồng an toàn, sạch và xanh” nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai tại TP Cần Thơ vào tháng 10/2022.

Tổ chức 137 lớp tập huấn cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai và người dân tại các địa phương với tổng số 4.110 lượt người; đào tạo về “Nâng cao năng lực về phòng chống rủi ro thiên tai và lập kế hoạch kinh doanh liên tục dành cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) vùng ĐBSCL”; tập huấn truyền thông cho cán bộ truyền thông của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn 25 tỉnh/thành phố.

Để chủ động phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai đôn đốc các địa phương xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phòng chống thiên tai giai đoạn 2030 - 2050, đã có 47/63 tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch, trình Bộ NN-PTNT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược của Bộ NN-PTNT.

Đồng thời, Tổng cục cũng tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch Phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025 trên các phương tiện truyền thông và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Đến nay, có 57/63 tỉnh đã ban hành kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức 3 hội nghị tập huấn hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và sạt lở bờ sông, bờ biển tại 3 miền.

Ảnh hưởng của bão Noru năm 2022 đã khiến sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Ảnh hưởng của bão Noru năm 2022 đã khiến sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Tổ chức công bố kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh năm 2021 thông qua Bộ chỉ số và hướng dẫn các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Bộ chỉ số năm 2022. Tham mưu điều chỉnh, bổ sung Bộ chỉ số cho phù hợp với thực tiễn tại Quyết định số 09/QĐ-QGPCTT ngày 15/11/2022, triển khai đánh giá kết quả thực hiện Bộ chỉ số năm 2022...

Đặc biệt, đơn vị đã phối hợp với Trung tâm Phòng chống thiên tai châu Á tổ chức hội thảo “Đánh giá khả năng chống chịu của đô thị, thích ứng với khí hậu cực đoan và giảm nhẹ rủi ro thiên tai”.

Triển khai các nội dung hoạt động đánh giá tác động gây sạt lở và đề xuất giải pháp xử lý sạt lở bờ sông, rạch biên giới Việt Nam – Campuchia. Báo cáo Bộ NN-PTNT tổ chức đoàn công tác liên ngành kiểm tra thực địa tại tỉnh An Giang và có báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm tra.

Năm 2022, Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng thường xuyên cập nhật, tổng hợp kết quả thu, chi Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh theo quy định tai Nghị định số 78/2021/NĐ-CP của Chính phủ và đăng tải lên Website của Tổng cục trước ngày 25 hàng tháng; duy trì hoạt động nhóm Zalo Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh để trao đổi thông tin, tham mưu trả lời 16 văn bản tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện

Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc phương án đảm bảo an toàn công trình đối với hệ thống đê điều, hồ đập và các công trình phòng chống thiên tai trước mùa mưa lũ; rà soát, tổng hợp vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ phòng, chống thiên tai...

Xem thêm
Phú Thọ dự kiến giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã

Trong giai đoạn 2023-2025 tỉnh Phú Thọ dự kiến sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 32 đơn vị hành chính, sau sắp xếp giảm 48 đơn vị.

Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...

Bình luận mới nhất