| Hotline: 0983.970.780

Những 'dị nhân' bỏ phố vào rừng sống: Bài 4 - 40 năm sinh tồn giữa rừng Taiga

Thứ Năm 23/05/2019 , 08:35 (GMT+7)

Viên phi công trực thăng không tin vào mắt mình khi nhìn thấy một khoảng trống nhỏ giữa rừng cây rậm rạp vùng Siberia chỉ có thể do con người tạo ra. Nhưng ai lại sống ở nơi cách xa làng mạc tới gần 250km như vậy?

Rừng Taiga ở Siberia là một trong rất ít những nơi hoang dã còn lại trên Trái Đất với hàng nghìn km2 rừng thông rậm rạp, thung lũng gồ ghề, các con sông đóng băng. Suốt nhiều năm, các nhà khoa học tin rằng nơi đây chỉ dành cho chó sói, gấu và bất kỳ loài động vật nào có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt, không phải con người, theo Daily Mail.

Đó là vào mùa đông năm 1979, viên phi công trực thăng Nga chở đoàn nhà địa chất đang tìm địa điểm hạ cánh thì phạt hiện ra khu vực bất thường. Anh không biết nhiều về nơi này nhưng tình cờ, viên phi công lại tìm thấy gia đình Lykov. Họ đã sống sót giữa thiên nhiên khắc nghiệt suốt 40 năm mà không liên lạc với bên ngoài.

Năm 1936, với những biến động lịch sử ở Nga, Karp Lykov cùng vợ, Akulina, và hai con, một trai, Savin, 9 tuổi, một gái, Natalia, 2 tuổi, quyết định gói ghém đồ đạc cùng một số hạt giống rời khỏi nơi cư trú để vào rừng sống. Qua thời gian, họ càng đi sâu vào rừng và tìm thấy một địa điểm hẻo lánh bên sườn núi cao gần 2.000m. Họ chọn nơi đây làm nhà.

nh1144943403
Karp Lykov và con gái Agafia. Ảnh: Daily Mail.

Năm 1940, cậu con trai Dmitry chào đời, hai năm sau đó, cô con gái Agafia cũng cất tiếng khóc đầu tiên. Ngoài những thành viên gia đình, họ không nhìn thấy bất kỳ con người nào khác trong suốt 40 năm. Vì thế, khi nghe thấy tiếng trực thăng trên đầu, cả gia đình kinh ngạc. Vài tháng sau, một bất ngờ nữa thậm chí còn lớn hơn đến với họ.

Đội khảo sát địa chất được cử tới rừng Taiga để tìm các mỏ quặng sắt. Họ nhận được tin từ phi công trực thăng và muốn điều tra. Trưởng đoàn Galina Pismenskaya nhớ họ đã chọn một ngày đẹp, mang theo các món quà đến gặp gia đình Lykov.

Trong lúc leo lên sườn núi, họ nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của con người như một chuồng gỗ nhỏ chứa vài củ khoai tây cùng vài chiếc hộp làm từ vỏ cây.

“Bên cạnh suối có một ngôi nhà. Bị phủ đen bởi thời gian và mưa, túp lều được bao quanh bởi vỏ cậy, cột, ván...”, Pismenskaya kể. “Nếu không nhờ một ô cửa sổ nhỏ cỡ chiếc ba lô của tôi, tôi không nghĩ là có người sống ở đấy. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, có người sống thật. Họ nhận ra chúng tôi tới”.

nh2144943550
Ngôi nhà gia đình Lykov sống. Ảnh: Daily Mail.

“Cánh cửa ọp ẹp hé mở, một người đàn ông lớn tuổi bước ra như từ trong cổ tích với đôi chân trần”, Pismenskaya thuật lại. “Ông ấy mặc một chiếc áo làm từ lá và vỏ cây, quần cùng chất liệu. Bộ râu trông khá khó chịu, tóc rối bù. Trông ông ấy sợ hãi và chăm chú. Chúng tôi phải nói gì đó và tôi mở lời: ‘Xin chào, ông lão! Chúng tôi tới thăm!’”.

“Người đàn ông không đáp lại ngay... Nhưng cuối cùng, chúng tôi nghe được một giọng nói nhẹ, rụt rè: ‘Đã đi xa như vậy, các bạn có thể vào trong’”, Pismenskaya kể.

Khi bước vào nhà, đoàn chuyên gia ngỡ họ vừa quay ngược thời gian 500 năm.  Nó chỉ có một căn phòng duy nhất, được chiếu sáng qua ô cửa sổ nhỏ, những cục gỗ cháy dở nằm rải rác trên nền nhà bẩn thỉu. Trong bóng tối, họ nghe thấy tiếng nức nở của hai phụ nữ hoảng sợ: Agafia và chị gái Natalia.

Cả đội phải quay ra ngoài chờ trong khoảng nửa tiếng để hai chị em bình tĩnh lại. Sau cùng, họ bước ra, sự tò mò lấn át nỗi sợ.

Đoàn chuyên gia mời họ đồ ăn, mứt, trà và bánh mỳ nhưng nhà Lukov khước từ. Khi Pisemnskaya hỏi họ đã ăn bánh mỳ bao giờ chưa, Karp đáp :”Tôi ăn rồi nhưng chúng thì chưa. Chúng chưa bao giờ nhìn thấy bánh mỳ”.

Dần dần, câu chuyện sinh tồn kỳ diệu của gia đình Lykov được Karp kể rõ hơn. Họ bỏ vào rừng và chỉ mang theo số hành lý ít ỏi gồm nồi, chảo, máy quay tơ, khung cửi cùng chút quần áo và giày. Qua vài năm, chúng đều hỏng. Quần áo của họ được sửa bằng cách sử dụng vải thô kéo từ cây gai dầu.

Khi những chiếc nồi kim loại rỉ sét và không thể sửa, họ buộc phải sống dựa vào chế độ ăn kiêng gồm khoai tây trộn với lúa mạch đen và hạt cây gai dầu. Họ thường xuyên bị đói và ăn tất cả những gì có thể, từ rễ cây, cỏ dại đến vỏ cây.

Một đợt lạnh khủng khiếp năm 1961 đã giết chết mọi thứ trong khu vườn của họ và gia đình Lykov phải ăn cả chính những đôi giày da của mình. Cũng vào năm này, Akulina qua đời. Bà quyết định nhịn đói để nhường đồ ăn cho các thành viên khác.

Khi sương giá tan, một hạt lúa mạch mọc lên trên vườn lê đã héo của họ. Cả gia đình phải bảo vệ hạt giống ngày đêm, đuổi lũ sóc tới quấy rầy. Qua thời gian, họ thu thêm 18 hạt nữa và từ đó có một cánh đồng trồng lúa mạch.

Cậu con trai Dmitry có tài săn và bẫy thú. Cậu thường dành nhiều ngày rong ruổi đi săn trong các cánh rừng để mang thịt về.

nh3144943663
Agafia Lykova (trái) và Natalia. Ảnh: Daily Mail.

Cùng với thời gian, nhà Lykov bắt đầu thân thiết hơn với đoàn địa chất. Họ thích thú trước những sáng tạo đơn giản nhất của thế giới hiện đại như giấy bóng kính. Ban đầu, họ từ chối các món quà, chỉ nhận muối, thứ mà họ nói sống thiếu chúng giống như ác mộng. Nhưng cuối cùng, họ chấp nhận một số món đồ như dao, dĩa, hạt giống cùng các vật dụng giúp canh tác.

Tuy nhiên, năm 1981, không lâu sau khi gia đình Lykov được phát hiện, ba trong 4 người con qua đời. Savin và Natalia chết vì suy thận, Dmitry bị viêm phổi. Lúc sức khỏe Dmitry yếu đi, các nhà địa chất ngỏ ý đưa anh tới bệnh viện bằng trực thăng nhưng anh từ chối. “Chúng tôi không được phép làm vậy. Một người đàn ông sống đến bao giờ Chúa cho phép”.

Các chuyên gia thuyết phục những người còn lại trong gia đình rời đi nhưng họ không bao giờ đồng ý. Karp Lykov qua đời vào ngày 16/2/1988, 27 năm sau cái chết của vợ.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm