| Hotline: 0983.970.780

Những quả bom chết chóc nhất thế giới: Bí mật về 'Sa hoàng' - vua bom

Thứ Năm 14/01/2016 , 06:15 (GMT+7)

Thiếu tá Andrei Durnovtsev, sỹ quan không quân Liên Xô, chỉ huy một tổ lái máy bay ném bom Tu-95 Bear chắc chắn là một cái tên quan trọng trong lịch sử chiến tranh lạnh.

Durnovtsev lái chiếc máy bay thả quả bom hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay. Sức công phá của quả bom đạt tới 50 megaton, tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT, gấp hơn 3.000 lần quả bom ném xuống Hiroshima (Nhật Bản).

Dạy cho “ai đó” một bài học

Andrei Sakharov, một trong những nhà vật lý tham gia thiết kế, chế tạo quả bom vua gọi đơn giản là “quả bom lớn”. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev gọi quả bom là “mẹ của Kuzka”, liên quan đến một câu thành ngữ cổ của Nga có nghĩa là bạn chuẩn bị dạy cho ai đó một bài học đau đớn, khó quên.

Tình báo Mỹ CIA gọi vụ thử bom này là “Joe 111”. Nhưng tên thông dụng hơn cả, xuất phát từ niềm kiêu hãnh của người Nga đã được gắn cho quả bom: “Tsar Bomba” hay “bom Sa hoàng”.

13-57-43_tsr-bomb
Mô hình Tsar Bomba to như bom thật

“Tất cả những gì tôi có thể nói là cụm từ Tsar Bomba hoàn toàn không được biết tới cho đến khi kết thúc chiến tranh lạnh”, Alex Wellerstein, một nhà sử học ở Viện Công nghệ Stevens nói với tạp chí quân sự War Is Boring. “Trước đó nó chỉ được gọi đơn giản là quả bom 50 megaton”.

“Người Mỹ thường đề cập đến quả bom với ý chỉ rằng đó là ví dụ cho thấy cuộc chiến tranh lạnh điên khùng đến mức nào và người Nga điên khùng cỡ nào”, Wellerstein nói thêm. “Người Nga thì có vẻ tỏ ra tự hào với quả bom".

Trở lại chuyến bay lịch sử. Ngày 30/10/1961, Durnovtsev và phi hành đoàn cất cánh từ một sân bay ở bán đảo Kola, hướng tới khu thử hạt nhân của Liên Xô ở vùng vịnh Mityushikha, trên quần đảo Novaya Zemlya gần Bắc Băng Dương.

Các nhà khoa học Liên Xô đã cho sơn chiếc máy bay ném bom Tu-95 Bear và chiếc máy bay Tu-16 Badger làm nhiệm vụ hộ tống thành màu trắng, hy vọng hạn chế thiệt hại do xung nhiệt mà quả bom tạo ra đối với máy bay. Mà đó cũng chỉ là “hy vọng” lớp sơn trắng có tác dụng. Qủa bom được lắp đặt một dù để giảm tốc độ rơi, đủ thời gian để hai máy bay bay khỏi nơi thả bom khoảng 50km, giúp Durnovtsev và đồng đội có cơ hội sống sót.

Khi máy bay bay tới điểm đích và ở độ cao xác định trước là 14.000m, ông ra lệnh thả bom. Dù bật ra và thời gian tiếp đất của quả bom là 3 phút để khi cách mặt đất 4.000m sẽ phát nổ. Durnovtsev đẩy mạnh cần lái đến mức tối đa nhằm đưa máy bay bay đi với tốc độ cao nhất. Rồi quả bom phát nổ.

Cột lửa rộng gần 6km bốc lên ngang với chiếc oanh tạc cơ Tu-95. Sóng xung kích khiến nó mất độ cao gần 1.000m trước khi Durnovtsev kiểm soát được chiếc máy bay.

Vụ nổ khiến cửa sổ nhiều nhà cửa cách nơi thử nghiệm gần 900km vẫn bị phá tung. Những người chứng kiến nhìn thấy ánh chớp xuyên qua đám mây dày đặc phủ kín một vùng có đường kính gần 1.000km tính từ tâm chấn.

Nhiệt phát ra vẫn làm chảy hết sơn của hai chiếc máy bay Tu-95 và Tu-16. Nhưng quả bom này thực ra vẫn nhỏ hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu của Liên Xô. Lúc đầu, các nhà thiết kế muốn quả bom có sức công phá 100 megaton. Họ sử dụng cơ chế nhiên liệu lithium khô ba giai đoạn, tương tự thiết bị nổ nhiệt hạch mà Mỹ thử nghiệm trong dự án Castle Bravo.

Bom “sạch”

Mối lo ngại về tàn dư phóng xạ khiến các nhà khoa học Liên Xô quyết định sử dụng một số vật liệu thay thế, khiến quả bom chỉ còn một nửa sức công phá. Điều thú vị là Tsar Bomba là một trong những quả bom hạt nhân “sạch sẽ” nhất từng được cho nổ bởi thiết kế của nó loại bỏ 97% tàn dư phóng xạ.

13-57-43_tupolev_tu95_ber_bomber
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear

Nhưng ngay cả kích cỡ của quả bom cũng thuộc dạng “quái vật”. Nó dài 8m, đường kính 2,13m, nặng 30 tấn, to đến mức không xếp vừa khoang chứa bom của chiếc máy bay ném bom cỡ lớn Tu-95. Chính vì thế người ta nghi ngờ nó có thể trở thành vũ khí thực tiễn có trên máy bay ném bom Liên Xô. Bởi quãng đường giữa Liên Xô và đối thủ Mỹ, loại bỏ bớt khoang chứa nhiên liệu để mở rộng khoang mang bom cộng với sức nặng của Tsar Bomba, đồng nghĩa rằng một may bay ném bom Tu-95 Bear không có đủ nhiên liệu thực hiện nhiệm vụ tấn công ngay cả khi được tiếp dầu trên không.

Tuy nhiên, CIA đã điều tra xem liệu Liên Xô có kế hoạch đưa đầu đạn hạt nhân tương tự như trên quả bom vua lên các tên lửa đạo đạo liên lục địa siêu mạnh, có thể nhắm tới các thành phố của Mỹ hay không.

Với lợi thế về đồng minh trong NATO, Mỹ có thể đưa máy bay ném bom và các tên lửa đạn đạo tầm trung tới khá gần các mục tiêu Liên Xô ở Đông Âu.

Cho tới cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, Mỹ đã cho đặt các tên lửa đạn đạo tầm trung như hệ thống Thor ở Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống Honest Hohn và Matador ở Tây Đức.

Vũ khí hạt nhân của Liên Xô phải trải qua hành trình dài hơn và nguy cơ trượt mục tiêu cao hơn. Nhưng với một đầu đạn lắp trên tên lửa có sức công phá 100 megaton thì chỉ cần gần mục tiêu ở mức độ nào đó tương đối là đủ.

Ví dụ, hãy cân nhắc thiệt hại của TP Los Angeles mà một phiên bản của quả bom Tsar Bomba 100 megaton gây ra. Một ngày đẹp trời, một vụ nổ trên không ở độ cao hơn 4.000m sẽ tạo ra cột lửa rộng hơn 3km nóng hơn cả bề mặt mặt trời, biến toàn bộ bê tông và sắt thép của các tòa nhà chọc trời thành tro bụi. Trong phạm vi đường kính 8km, tất cả mọi người nếu không bị chết vì vụ nổ và sức nóng cũng sẽ chịu sóng bức xạ cấp độ cao đầy chết chóc. Trong bán kính 32km từ tâm chấn, sóng xung kích sẽ thổi bay mọi thứ ngay cả bê tông và các tòa nhà cốt thép.

Trong vòng 80km, bất cứ ai bị ánh chớp của quả bom tác động cũng bị bỏng cấp độ 3. Nói tóm lại, một đầu đạn Tsar Bomba có thể phá hủy hoàn toàn Los Angeles.

Sau khi thực thi thành công nhiệm vụ, thiếu tá Durnovtsev ngay lập tức được thăng quân hàm trung tá, anh hùng Liên Xô.

(theo National Interest)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm