| Hotline: 0983.970.780

Những thảm họa rò rỉ chất độc: Khói mù bao phủ London khiến 12.000 người chết

Thứ Tư 18/09/2019 , 08:42 (GMT+7)

Trong 5 ngày tháng 12/1952, một đám khói mù khổng lồ phủ kín London (Anh), gây náo loạn cả thành phố và khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

1143950208
Cảnh sát bịt khẩu trang trên phố trong khi đám khói mù khổng lồ bao phủ khắp thủ đô London, Anh. Ảnh: Britannica.

Sáng 5/12/1952, bầu trời London vẫn quang đãng. Thời tiết lạnh giá suốt vài tuần trước đó khiến người dân London phải không ngừng đốt than để sưởi ấm. Bỗng nhiên, một làn sương mù, thứ không quá lạ lẫm ở London, quấn lấy tháp đồng hồi Big Ben, nhà thờ St.Paul, cầu London cùng các địa danh khác của thành phố, theo History.

Trong vài tiếng, làn sương mù bắt đầu chuyển sang màu vàng nâu khi nó hòa quyện với hàng tấn bồ hóng đang bốc lên trời từ các nhà máy, ống khói nhà dân và ôtô. Những chiếc xe buýt chạy bằng dầu diesel mới được vận hành thay thế hệ thống xe điện cũ, càng làm dày thêm lượng khói tỏa ra môi trường.

Người London ban đầu không mấy bận tâm vì nghĩ rằng đây chỉ là hiện tượng bình thường, không quá nghiêm trọng. Nhưng chỉ trong 24 giờ, đám khói mù khổng lồ đã tạo nên một cơn khủng hoảng.

Sương mù kết hợp với khói tạo thành khói mù không phải hiện tượng xa lạ ở London nhưng lần này, làn khói mù dày lên nhanh chóng, không giống như bất kỳ thứ gì người dân từng trải qua.

Một hệ thống áp suất cao được duy trì trên bầu trời miền nam nước Anh gây nên hiện tượng đảo ngược nhiệt độ (nghịch đảo nhiệt), ở đó một lớp không khí ấm ở bên trên mặt làm kẹt không khí lạnh, tù đọng dưới mặt đất.

Hiện tượng đảo ngược nhiệt độ khiến khói than lưu huỳnh ở London không thể thoát ra. Bên cạnh đó, trời cũng không có gió để làm phân tán khói bụi chứa bồ hóng. Khối không khí độc hại tràn ngập hạt lưu huỳnh cay nồng, bốc mùi như trứng thối và trở nên tồi tệ hơn mỗi ngày.

Khói mù dày đặc đến nỗi người dân ở một số khu vực trong thành khố không thể nhìn thấy chân mình khi di chuyển. Trong 5 ngày, đám khói mù khổng lồ khiến London bị tê liệt và làm gián đoạn hoạt động của tất cả các phương tiện giao thông, ngoại trừ hệ thống tàu điện ngầm.

Vì không đủ tầm nhìn, tàu bè trên sông Thames phải ngừng hoạt động. Máy bay và tàu hỏa cũng bị hủy chuyến. Thậm chí vào giữa trưa, các tài xế vẫn phải bật đèn pha và thò đầu ra khỏi cửa kính để nhìn đường qua màn sương ảm đạm, nhích từng cm về phía trước. Nhiều người tuyệt vọng đến nỗi quyết định bỏ lại xe.

Những người đi bộ thở khò khè và cố gắng không bị trượt chân trên những vũng đen nhờn dính đầy vỉa hè. Khi trở về nhà, mặt và lỗ mũi họ bị nhuộm đen, không khác gì công nhân khai thác than.

Nhà chức trách khuyến cáo cha mẹ nên giữ con ở nhà, phần vì lo sợ rằng chúng có thể bị lạc trong sương khói mù mịt. Nạn cướp giật gia tăng bởi những tên tội phạm giờ đây dễ dàng biến mất vào bóng tối.

Khói mù len lỏi cả vào các tòa nhà. Bụi bẩn dính đầu dầu mỡ phủ kín bề mặt các tòa cao ốc. Rạp chiếu phim phải đóng cửa khi khói vàng khiến khán giả không thể nhìn rõ màn hình.

Nhưng khói mù khổng lồ năm 1952 không đơn giản chỉ là một mối phiền toái. Nó gây chết người, đặc biệt với người già, trẻ nhỏ và những người có vấn đề về hô hấp. Những người nghiện thuốc lá nặng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi phổi của họ vốn đã bị suy yếu.

Chỉ đến khi các nhà tổ chức mai táng hết sạch quan tài và các cửa hàng hoa không còn đủ hoa để bán thì mối đe dọa chết người của đám khói mù khổng lồ mới được nhận ra. Tỷ lệ tử vong do viêm phế quản và viêm phổi tăng gấp 7 lần. Tỷ lệ tử vong ở Bờ Đông London tăng 9 lần.

2143950302
Người dân che mặt để đối phó với khói mù. Ảnh: Dailymail.

Các báo cáo sơ bộ ước tính khói mù khiến 4.000 người chết. Tuy nhiên, khói mù mang đến những ảnh hưởng lâu dài và tỷ lệ tử vẫn trên mức bình thường cho tới tận mùa hè năm 1953. Nhiều chuyên gia ước tính khói mù khổng lồ có thể là nguyên nhân gây ra cái chết cho 12.000 người.

Sau 5 ngày, khói mù biến mất vào ngày 9/12 sau khi một cơn gió mạnh từ phía tây cuốn đám mây độc hại từ London ra Biển Bắc.

Chính phủ Anh ban đầu hành động tương đối chậm chạp. Thực tế, sương mù dày đặc là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở London và đám khói bụi khổng lồ không tạo ra cảm giác cấp bách ngay lập tức.

Tuy nhiên sau một cuộc điều tra của chính phủ vào, quốc hội Anh năm 1956 thông qua Đạo luật Không khí Sạch, theo đó giới hạn việc đốt than ở các khu vực đô thị và cho phép các hội đồng địa phương thiết lập những “khu vực không khói”. Các hộ gia đình được trợ cấp tiền để thay thế hệ thống sưởi bằng than.

Quá trình chuyển đổi từ sử dụng than làm nguồn sưởi ấm chính sang các nguồn khác như gas, dầu hay điện mất rất nhiều năm và trong quãng thời gian đó, sương mù chết chóc vẫn thỉnh thoảng xuất hiện, ví dụ như đám khói mù năm 1962 khiến 750 người thiệt mạng. Tuy nhiên, không sự việc nào nghiêm trọng như đám khói mù khổng lồ năm 1952.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm