| Hotline: 0983.970.780

Niềm tin Arize B-TE1

Thứ Năm 23/07/2015 , 06:07 (GMT+7)

Arize B-TE 1 là giống lúa lai 3 dòng do Cty Bayer lai tạo và được thương mại hóa ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Banglades, Indonesia, Colombia, Peru, Brazil…

Tại Việt Nam, năm 2007, Bộ NN-PTNT công nhận Arize B-TE 1 là giống quốc gia, được SX đại trà ở 25 tỉnh, thành trong cả nước với diện tích trên 40.000 ha từ Cao Bằng đến Cà Mau.

Đặc biệt là ở mô hình lúa - tôm, từ vài trăm ha đến nay B-TE 1 đã vượt con số hơn 20.000 ha, mang lại thu nhập cao cho cả vụ lúa và vụ nuôi tôm.

Chúng tôi có một chuyến đi thực tế đến vùng lúa - tôm ở 3 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang để ghi nhận nhiều câu chuyện thành công của nông dân với B-TE1.

Bạc Liêu là đích đến đến đầu tiên. Là tỉnh có thế mạnh nông nghiệp với đồng tôm ruộng lúa bạt ngàn thẳng cánh cò bay, trong đó canh tác lúa - tôm chủ yếu ở huyện Hồng Dân và Phước Long với diện tích hơn 25.000 ha.

Cách đây 8 năm, Cty Bayer phối hợp với Trung tâm KN-KN Bạc Liêu khuyến cáo SX giống lúa lai B-TE1 thay thế dần các giống lúa mùa địa phương cho năng suất, chất lượng thấp. Mô hình lúa - tôm sử dụng giống lúa B-TE1 đã được hàng ngàn hộ nông dân tin tưởng. Đa số nông dân ở đây khi được tiếp cận với B-TE 1 đều có chung nhận xét là chịu phèn mặn tốt, năng suất cao.

Là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước nhưng Cà Mau vẫn còn gần 130.000 ha đất trồng lúa. Những năm gần đây SX nông nghiệp theo mô hình lúa - tôm ở Cà Mau đang phát triển mạnh với diện tích hơn 45.000 ha. Giống lúa lai B-TE1 được đưa vào SX đại trà ở huyện Trần Văn Thời và Thới Bình từ năm 2007 đến nay đã tỏ ra rất phù hợp với chân ruộng đất nhiễm mặn.

img-1160125319909

Ở Cà Mau, thời tiết khí hậu vài năm gần đây có những biến đổi, tác động xấu đến SX. Lượng mưa thấp, mùa mưa kết thúc sớm, nước mặn thâm nhập sâu, việc sử dụng giống lúa cũ cuối vụ thường bị mặn xâm nhập nhiều năm không được thu hoạch. Vì vậy khi đưa giống lúa lai B-TE1 vào SX, bà con nông dân đón nhận rất tích cực.

Chúng tôi tìm đến gặp bác Phan Văn Thoàng (ấp Tapasa II, xã Tân Phú, huyện Thới Bình), đại diện hàng ngàn hộ nông dân trong huyện, nhận xét: “Lúa lai B-TE1 chịu mặn khá cao, cây khỏe, đẻ nhánh mạnh, rễ ăn sâu và năng suất cao nên cho lợi nhuận khá. Trồng giống lúa này nuôi tôm cũng rất đạt, tôm lớn nhanh hơn. Cây lúa khỏe đã hút hết chất ô nhiễm trong ao làm môi trường trong sạch, tôm ít nhiễm bệnh và cho hiệu quả cao hơn”.

Rời Cà Mau, theo hướng quốc lộ 63 chúng tôi đến Kiên Giang. Trước đây diện tích luân canh tôm lúa của tỉnh này chỉ có khoảng hơn 60.000 ha, đến nay đã tăng lên đến con số 90.000 ha bởi mô hình lúa - tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Từ năm 2008, lúa lai B-TE1 được đưa vào SX, bà con đã mê ngay. Đến thời điểm này vùng SX lúa - tôm ở Kiên Giang chưa có giống nào hơn B-TE1.

Chúng tôi muốn chia sẻ câu chuyện thành công của gia đình ông Phan Thanh Văn (tổ 5, ấp Đông Thành, xã Đông Thái, huyện An Biên) trong niềm vui phấn khởi. Vì năm nay là năm thứ 6, ông Văn liên tiếp trúng mùa.

“Nhờ dự hội thảo giống lúa mới của Cty Bayer vào năm 2008 và tham quan đánh giá thực tế đồng ruộng, tôi đã mạnh dạn đầu tư canh tác toàn bộ 2 ha B-TE1. Giống lúa này cho năng suất rất cao và ổn định đạt trên 50 giạ/1 công, dễ canh tác vì thích nghi và chịu phèn, mặn khá; chi phí đầu tư thuốc BVTV thấp, chỉ cần phun thuốc dưỡng 2 lần là an tâm vì kháng đạo ôn rất mạnh.

img-1326125319356

Về phân bón thì như các giống lúa khác, nhưng cần lưu ý tăng thêm lượng kali vào cữ phân cuối giúp lúa cứng cây và vỏ hạt chắc nhiều hơn mới đảm bảo năng suất cao.

Trước đây vì lợi nhuận con tôm mà tôi quên đi cây lúa. Nhưng gần đây đã áp dụng thành công mô hình luân canh lúa - tôm, vừa trúng lúa lại trúng tôm. Phần gốc rạ của lúa phân hủy nhanh, thân lá nhiều nên để lại nhiều thức ăn cho tôm.

Ước tính diện tích B-TE1 chỉ riêng cho vùng lúa - tôm là 250.000 ha với năng suất đạt 9 tấn/ha, cao hơn giống lúa khác trung bình 20%, sẽ mang lại cho bà con thu nhập thêm khoảng 2.250 tỷ đồng/năm.

Đặc biệt rễ lúa ăn sâu và mạnh vừa chống đổ ngã tốt, vừa cải tạo môi trường ao nuôi. Rễ hút chất hữu cơ dư thừa trên nền đất nuôi tôm làm môi trường sạch hơn, tôm lớn nhanh và sạch bệnh”, ông Văn chia sẻ.

Vĩnh Thuận là huyện có tỷ lệ trồng B-TE1 lớn nhất Kiên Giang trong mô hình lúa - tôm. Dọc theo quốc lộ 63, đi đâu chúng tôi cũng bắt gặp các cánh đồng lúa - tôm mà chủ yếu là giống B-TE1. Theo chân cán bộ khuyến nông huyện, chúng tôi tìm đến nhà ông Phạm Văn Giang ở xã Bình Minh.

Gia đình ông có 1 ha lúa - tôm. Năm nào ông cũng chọn B-TE1 để trồng. Sau khi trừ các chi phí ban đầu, ông thu lợi trên 25 triệu đồng/ha. Nhưng điều đáng nói, ông là một trong những nông dân tiếp cận sớm nhất giống lúa B-TE1 vào năm 2008.

Ông Giang tâm sự: "Nhà ít ruộng nên tôi phải canh tác hiệu quả trên đơn vị diện tích nhằm tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Thời gian tôi gắn với B-TE1 cũng là tuổi của đứa cháu ngoại mang tên Hào. Hiện cháu đã được 5 tuổi và đang chuẩn bị bước vào lớp một. 5  năm, cháu khôn lớn cũng là chừng ấy thời gian tôi xem B-TE1 như một thành viên không thể thiếu trong gia đình".

Sau hơn 8 năm, kể từ khi được đưa vào SX, B-TE1 xứng đáng được bà con đánh giá là giống lúa lai tốt nhất trên vùng tôm - lúa. Kết quả điều tra trên diện rộng, lợi nhuận thực sau khi trừ tất cả các chi phí đều cao hơn so với canh tác giống lúa khác từ 20 - 50% (mặc dù giá lúa thương phẩm tương đối thấp vì thị trường lúa gạo bị thương lái ép giá và XK gặp nhiều khó khăn).

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.