| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận đạt kết quả toàn diện sau một năm triển khai Chương trình OCOP

Thứ Bảy 12/12/2020 , 13:48 (GMT+7)

Dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 và hạn hán kéo dài nhưng việc triển khai xây dựng các sản phẩm OCOP của Ninh Thuận đạt được kết quả toàn diện.

Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP vượt 6 lần

Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm tại Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP diễn ra ngày 8/12 tại Thành Phố Phan Rang- Tháp Chàm.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm tại Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP diễn ra ngày 8/12 tại Thành Phố Phan Rang- Tháp Chàm.

Năm 2020, tỉnh Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, ngoài ra  còn phải đối mặt với tình hình hạn hán kéo dài, gây tác động xấu đến đời sống, kinh tế xã hội, đặc biệt lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP đã thành công rực rỡ.

Là địa phương có điều kiện khí hậu khô nóng khắc nghiệt nhất nước, nên các sản phẩm đề nghị đạt chứng nhận OCOP đợt I của Ninh Thuận tập trung vào các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc thù như nho, táo, măng tây xanh, nước mắm, dưa lưới, sản phẩm dê, cừu…

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết, tổng kinh phí thực hiện Chương trình OCOP năm 2020 là 8,609 tỷ đồng, trong đó  ngân sách Trung ương 4,8 tỷ đồng, ngân sách địa phương 3,119 tỷ đồng, nguồn vốn khác 690 triệu đồng.

Mặc dù kinh phí còn khó khăn nhưng kết quả xây dựng các sản phẩm OCOP của địa phương đạt được kết quả toàn diện. Theo đó, tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức 53 lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ và doanh nghiệp thực hiện Chương trình OCOP, với 3.750 lượt người tham dự.

Tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã; Áp dụng đồng bộ các chính sách để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP.

Đặc biệt, năm 2020 tỉnh Ninh Thuận có 69 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, vượt so với kế hoạch hơn 6 lần, trong đó có 8 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao tham gia đánh giá, phân hạng cấp quốc gia, vượt so với kế hoạch 2 lần.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận. Ảnh: Minh Hậu.

100% cán bộ quản lý chương trình, lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn. Đồng thời thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP Ninh Thuận; triển khai phát triển 6 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gắn với hoạt động du lịch của tỉnh.

“Chương trình OCOP bước đầu đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông sản trên địa tỉnh, nhất khu vực nông thôn. Bên cạnh đó còn tác động tích cực đến việc phát triển các mô hình sản xuất mới có hiệu quả, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản tỉnh nhà.

Đồng thời mang lại hiệu quả cao trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nông sản được quan tâm, loại hình kinh tế hợp tác xã làm ăn có hiệu quả làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới, đồng thời đã hình thành và phát triển liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, ông Đặng Kim Cương chia sẻ.

Đưa chương trình OCOP đi vào chiều sâu

Ông Đặng Kim Cương cho biết: Những kết quả đạt được từ chương trình phát triển các sản phẩm OCOP, trong năm 2021 chúng tôi sẽ củng cố các kết quả đã đạt được, gắn phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác, tập trung nâng cao chất lượng và bảo vệ uy tín sản phẩm OCOP. Thực hiện nâng cao chất và đa dạng hóa sản phẩm, triển khai quản lý nhãn hiệu chứng nhận OCOP đã được bảo hộ.

Tiếp tục phát triển nâng hạng các sản phẩm OCOP đã được công nhận, phát triển và tổ chức đánh giá, phân hạng từ 70-100 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP. Phấn đấu có 1-2 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Quốc gia. Củng cố phát triển các điểm du lịch sinh thái như du lịch tham quan vườn nho Thái An, Phước Thuận, Mỹ Sơn, du lịch vườn trái cây Lâm Sơn. Xây dựng đề án phát triển làng văn hóa du lịch sinh thái cộng đồng.

Sản phẩm nho NH01-152 của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thái An đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Minh Hậu.

Sản phẩm nho NH01-152 của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thái An đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Minh Hậu.

Để đạt được những mục tiêu trên, theo ông Cương, Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, để mọi người hiểu được vai trò, ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của chương trình này, từ đó khơi dậy ý chí tự tin, sáng tạo của người dân và cộng đồng khi tham gia OCOP.

Củng cố hệ thống tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP các cấp để điều hành theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng cũng như tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và huyện. 

“Chúng tôi sẽ tập trung thực hiện tốt việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng bằng nhiều hình thức trong nhân dân để người dân biết và tham gia chương trình. Đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết hành động của cấp ủy các cấp để chỉ đạo thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền địa phương để triển khai thực hiện thường xuyên, lâu dài”, ông Đặng Kim Cương chia sẻ.

Sản phẩm táo sấy dẻo tách hạt của Công ty TNHH Thái Thuận, huyện Ninh Sơn đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ảnh: Minh Hậu.

Sản phẩm táo sấy dẻo tách hạt của Công ty TNHH Thái Thuận, huyện Ninh Sơn đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ảnh: Minh Hậu.

Ngoài ra Ninh Thuận tiếp tục phát triển nâng hạng các sản phẩm OCOP đã được công nhận trong năm 2020. Hoàn thiện các sản phẩm tiềm năng 5 sao để lập hồ sơ, tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia. Hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc thù, chủ lực đã được UBND tỉnh có Quyết định công nhận, nhằm quảng bá hình ảnh, kết nối tiêu thụ sản phẩm

Tăng cường các nguồn lực, lồng ghép nguồn lực từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, khuyến công, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ... để ưu tiên hỗ trợ cho Chương trình OCOP năm 2021.

Để quảng bá các sản phẩm OCOP, Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh đã phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP. Đồng thời triển khai nhiệm vụ xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm và giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP và sản phẩm tiềm năng của Ninh Thuận trong năm 2020. Theo đó đã tổ chức và tham gia 8  hội chợ, xúc tiến thương mại và sản phẩm Chương trình OCOP.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất