| Hotline: 0983.970.780

Nông dân cần thường xuyên thăm đồng dịp Tết

Thứ Năm 08/02/2024 , 11:26 (GMT+7)

HẬU GIANG Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng để nắm bắt tình hình sâu bệnh hại, xâm nhập mặn để bảo vệ sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Ngành nông nghiệp Hậu Giang khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng để bảo vệ sản xuất trong dịp Tết. Ảnh: Trung Chánh.

Ngành nông nghiệp Hậu Giang khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng để bảo vệ sản xuất trong dịp Tết. Ảnh: Trung Chánh.

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, Sở đã ban hành kế hoạch chăm sóc và quản lý sinh vật gây hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, đã phân công cán bộ chuyên môn trực, theo dõi địa bàn, thường xuyên thăm đồng cùng nông dân để nắm bắt tình hình sinh vật gây hại, xâm nhập mặn dịp nghỉ Tết để có biện pháp xử lý kịp thời. Vận động nông dân thường xuyên thăm đồng và tuyệt đối tránh tình trạng phun thuốc phòng ngừa rầy nâu, sâu cuốn lá, muỗi hành để an tâm ăn Tết khi sâu, rầy chưa tới ngưỡng phòng trừ.

Đến đầu tháng 2/2024, nông dân Hậu Giang đã xuống giống lúa đông xuân được gần 74.400ha, phần lớn diện tích đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trổ - chín. Cây ăn trái diện tích toàn tỉnh hiện có 45.800ha, chủ lực là cây có múi, mít, khóm, sầu riêng, dừa. Diện tích rau màu đã xuống giống gần 1.000ha, riêng cây bắp chiếm gần 700ha.

Theo dự báo, thời tiết giai đoạn Tết sương mù nhiều, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, là điều kiện rất thuận lợi cho một số sinh vật gây hại phát triển và gây hại nặng trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng - trổ, nhất là bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, đốm vằn, vàng lá chín sớm. Đặc biệt đối với rầy nâu, qua theo dõi bẫy đèn và kết quả điều tra đồng ruộng, dự báo khoảng từ ngày mùng 3 đến 9 tháng Giêng sẽ có đợt rầy cám nở rộ với mật số cao trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng, trổ.

Cán bộ ngành nông nghiệp Hậu Giang đo nồng độ mặn, kiểm tra chất lượng nguồn nước để kịp thời khuyến cáo đến nông dân các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Trung Chánh.

Cán bộ ngành nông nghiệp Hậu Giang đo nồng độ mặn, kiểm tra chất lượng nguồn nước để kịp thời khuyến cáo đến nông dân các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Trung Chánh.

Tình trạng xâm nhập mặn tại Hậu Giang có thể xảy ra từ các hướng khác nhau, cả phía biển Đông và biển Tây. Vùng có nguy cơ xâm nhập mặn và ảnh hưởng hạn của tỉnh khoảng 50.000 - 60.000ha, bao gồm diện tích lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Long Mỹ, Vị Thủy, một phần huyện Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Ngoài ra, người dân ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh có khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt do tình trạng hạn và xâm nhập mặn.

Ngành nông nghiệp cần tập trung tuyên truyền để nông dân vui xuân đón Tết và quan tâm, thường xuyên thăm đồng, xác đinh các đối tượng gây hại quan trọng, các mục tiêu cần ưu tiên thực hiện để có biện pháp kiểm soát kịp thời, hạn chế sinh vật gây hại phát triển. Theo dõi diễn biến xâm nhập mặn ảnh hưởng cây trồng trong giai đoạn trước, trong và sau Tết trước diễn biến phức tạp của El Nino.

Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Long An có 16 ổ dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 16 ổ dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn 12 xã, tiêu hủy 509 con lợn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 3] Quảng Ninh sẵn sàng đón đoàn thanh tra EC

Quảng Ninh đang nỗ lực cùng cả nước chung tay gỡ 'thẻ vàng' IUU, quyết tâm đưa ngành thủy sản của tỉnh nhà phát triển bền vững.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.