| Hotline: 0983.970.780

Nông dân hiến kế phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ Năm 02/06/2022 , 18:02 (GMT+7)

Chiều ngày 2/6, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh với cán bộ hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương năm 2022.

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đào Thị Lanh thông tin, hiện tổng số Hội viên nông dân toàn tỉnh là 91.064 hội viên, trong đó có 28.442 hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (chiếm 31,23%); 854 chi Hội, trong đó có 357 chi, tổ hội nghề nghiệp. Hội Nông dân đã hướng dẫn và vận động thành lập 205  hợp tác xãtổ hợp tác.

Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Trung.

Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Trung.

Các hoạt động hỗ trợ Nông dân của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh được chủ động tổ chức thực hiện thường xuyên, phát huy hiệu quả cao. Tổng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đến nay trên 65 tỷ đồng đang thực hiện 263 dự án với 1.338 hộ vay, giải quyết việc làm cho 3.327 hội viên nông dân…

“Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; thi đua xây dựng nông thôn mới” trong những năm qua đạt được rất nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thông qua phong trào đã bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nông dân giỏi với các hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn; Góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, ổn định an ninh chính trị tại địa phương”, bà Đào Thị Lanh chia sẻ.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đào Thị Lanh thông tin tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Trung.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đào Thị Lanh thông tin tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Trung.

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết để phát triển ngành nông nghiệp tại địa phương. Các đại biểu cho rằng, mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị là thực trạng nhức nhối của nền nông nghiệp địa phương. Chính vì vậy, bên cạnh đầu tư công nghệ chế biến, chú trọng thị trường nội địa, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được xem là nhiệm vụ “sống còn” cho tương lai của nền nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng. Qua đó, chuyển đổi số sẽ giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa sản xuất, giảm chi phí, thông tin minh bạch, chính xác, kết nối sản xuất cung - cầu, khắc phục tình trạng thiếu thông tin về thị trường.

Các đại biểu hiến kế tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Trung.

Các đại biểu hiến kế tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Trung.

..Chính vì vậy Tỉnh cần quan tâm hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào sản xuất nông nghiệp và trong quản lý, điều hành, tra cứu thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm ; Hỗ trợ nông dân nâng cao năng lực ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao (CNC)  trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản; Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc để thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; Hỗ trợ nông dân sản xuất, chế biến nông sản sạch  theo quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ; Ban hành các Chính sách phát triển vùng nguyên liệu, quản lý cung cấp giống, vật tư nông nghiệp.

Các đại biểu hiến kế tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Trung.

Các đại biểu hiến kế tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Trung.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho rằng, hiện nay, ngành nông nghiệp của tỉnh đang đối mặt với những thách thức nhất định như: Tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; Các sản phẩm có chất lượng cao từ nền sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao còn ít, chưa đáp ứng thị trường tiêu thụ; Tem nhãn, bao bì sản phẩm, truy xuất nguồn gốc chưa được chú trọng; Việc xây dựng thương hiệu gắn với phát triển thị trường còn nhiều bất cập, phần lớn các sản phẩm chưa thể đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Vì vậy, để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi phải có một tư duy sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản xuất nông nghiệp phải có sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, sản phẩm phải có bao bì, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là việc liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các vùng...

Bí thư tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường phát biểu chúc mừng tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Trung.

Bí thư tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường phát biểu chúc mừng tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Trung.

Phát biểu chúc mừng tại buổi gặp mặt, Bí thư tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường hoan nghênh tinh thần đóng góp thẳng thắng của các đại biểu. Hội nghị Trung ương V, BCH Trung ương Đảng vừa kết thúc. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất ban hành 02 Nghị quyết quan trọng về phát triển Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn. Đối với Nông dân Bình Phước và tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh ta cũng đang có rất nhiều vấn đề cần quan tâm.

"Địa phương xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ là định hướng lâu dài, khách quan nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển của tỉnh; là một giải pháp quan trọng, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân. Theo đó, Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ  trên cơ sở tư duy kinh tế nông nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường; sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết để bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ trong tổng thể hài hòa phù hợp với liên kết theo chiều ngang, gắn phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp và hệ sinh thái nông nghiệp với dân cư - công nghiệp, dịch vụ  - du lịch - bảo vệ môi trường cảnh quan; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ dựa trên việc phát huy sức mạnh, vai trò trọng tâm của người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.

Dưới góc nhìn của người nông dân trực tiếp sản xuất, các đại biểu đã có nhiều ý kiến hiến kế về giải pháp gắn liền với thực tiễn để chúng ta làm tốt hơn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với phát triển nông nghiệp trong giai đoạn từ nay đến 2030. Nghị quyết muốn đi vào cuộc sống thì phải sát thực tế và phù hợp với đông đảo nhân dân, vì vậy tôi sẽ tiếp thu tất cả các ý kiến của các đại biểu đã về dự buổi gặp mặt hôm nay”, Bí thư tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất