| Hotline: 0983.970.780

Nữ Tiktoker bỏ phố về quê để bán 'câu chuyện của nông sản'

Thứ Hai 06/02/2023 , 10:05 (GMT+7)

ĐẮK LẮK Hơn một năm rời thành phố về quê sinh sống và khởi nghiệp bằng việc bán nông sản qua mạng xã hội đã mang lại nhiều thành công cho cô gái 9X ở Đắk Lắk.

Thành công từ con số 0

Thời gian qua, có nhiều câu chuyện, luồng ý kiến trái chiều về việc người trẻ có xu hướng rời phố về quê, theo đuổi cuộc sống giản dị, yên bình, tránh xa những tập nập, xô bồ chốn thị thành. Nhưng để các bạn trẻ thành công và có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và nữ TikToker Hana Ban Mê tên thật là Nguyễn Thị Thu Hà (29 tuổi, ngụ huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) là một người trẻ đạt được thành công này trong việc bán nông sản qua mạng xã hội.

Cuối năm 2021, Hà quyết định về quê, dành thời gian cho cuộc sống giản dị của một nhà nông, phụ giúp bố mẹ những công việc đồng áng và bắt đầu hành trình khởi nghiệp từ con số 0.

Từ những clip bỡ ngỡ ban đầu, các sản phẩm về mông nghiệp do một tay Hà quay dựng đã gây ấn tượng với khung cảnh thôn quê yên bình mà còn bởi sự mộc mạc, chân quê và nụ cười rạng rỡ dễ mến của nhân vật chính, thu hút đông đảo người xem.

z4004905014179_bf77aabea3a9aa12686945388507fea8

Nữ TikToker Hana Ban Mê giới thiệu về vườn cà phê của gia đình. Ảnh: NVCC.

Cụ thể, tăng trưởng của nhóm hơn 80% từ khi thực hiện dự án, tạo công ăn việc làm cho 7 nhân viên, trong đó nhiều bạn là các bạn trẻ đồng bào thiểu số tại địa phương. Các sản phẩm Cafe Robusta nguyên chất thường nằm trong tốp cà phê nguyên chất trên sàn Thương mại điện tử Shoppe. Ngoài ra, Hà còn đạt giải nhì chương trình khởi sự - khởi nghiệp 2022 tỉnh Đắk Lắk.

Chia sẻ về lựa chọn của việc nên ở hay đi giữa thành phố hoa lệ sau bao năm dành cả thanh xuân cống hiến, "Hana Ban Mê" đã chọn về quê, một quyết định khó khăn nhưng không bao giờ hối hận.

“Về quê, làm điều gì đó có ích là điều mà bản thân mình đã ấp ủ rất lâu, từ ngày mới lên thành phố học. Tuy nhiên thời điểm đó mình còn mông lung khi chưa biết làm gì, bắt đầu từ đâu. Sau hơn một năm, hiện tại mình hạnh phúc hơn rất nhiều khi có thể sống ở quê, gần bố mẹ và có một công việc tạo ra giá trị.

Đặc biệt, mình có cơ hội khi đồng hành cùng bà con, cùng những nhà sản xuất ở quê đưa nông sản đến gần hơn với khách hàng. Và hơn hết, tạo thêm công ăn việc làm cho các bạn trẻ hay đơn giản là cùng các cộng sự tham gia vào các hoạt động xã hội có ích cho địa phương. Từng chút từng chút nhỏ, nhưng làm cho mình hạnh phúc hơn rất nhiều, hiểu hơn chính bản thân và tự tin hơn hướng đi đang chọn”, Hà chia sẻ.

Mỗi nông dân là một nhà sáng tạo nội dung

Hà chia sẻ có phần may mắn khi kênh TikTok ra đời đúng vào thời điểm sau dịch Covid-19. Lúc này, khách hàng chuyển dịch dần từ mua hàng trực tiếp sang mua hàng online và còn có sở thích khi hàng tháng nhận hàng từ shipper.

“Lúc đầu khi xây dựng kênh, mình không quan trọng quá nhiều chuyện kênh có thể phát triển, nổi tiếng hay có nhiều follow, mà chỉ làm sao cho kênh của mình có giá trị với mọi người là được. Ví dụ như trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19, mọi người xem video của mình có thể cảm thấy thư thái, bình an hơn. Đó cũng là lúc mình nghĩ bản thân làm điều tốt đẹp, mang đến cho mọi người trải nghiệm mới”, Hà nói thêm.

z4004901089291_d3e5e67ec0119a0eabcaffe91aa27765

Những sản phẩm từ nông nghiệp được Hà quảng bá qua mạng xã hội và được đông đảo khách hàng quan tâm. Ảnh: NVCC.

Theo Hà, hiện nay không chỉ các doanh nghiệp nhỏ như Hana Ban Mê mà rất nhiều những công ty lớn, thương hiệu đình đám cũng ưu ái hơn trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Do đó, mạng xã hội thực sự là tiềm măng rất lớn để ngành nông nghiệp khai thác. 

Ở một khía cạnh khác, sự cạnh tranh khốc liệt của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay sự ra đời của Tiktokshop đã tạo nên cơ hội để những doanh nghiệp nhỏ tận dụng những ưu đãi, chương trình khuyến mãi nhằm phát triển công ty.

“Nông sản cũng không ngoại lệ. Ngay từ dịch Covid-19, khách hàng đã quen dần với mua rau củ, trái cây, thực phẩm online. Không chỉ mua trên những cửa hàng, siêu thị trực tuyến mà họ còn có thể mua trực tiếp từ các trang trại, từ nhà vườn với giá cả tốt hơn thông qua các clip giới thiệu sản phẩm. Việc bán nông sản bây giờ người tiêu dùng không cần phải trực tiếp ra chợ, đi siêu thị mà có thể ở nhà lựa chọn qua mạng.

Trước khi làm dự án, mình chỉ có một nỗi lo về nông sản hiện nay là logictis, thời gian giao vận sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi. Nhưng năm 2022 vừa qua, mình chứng kiến rất nhiều rau củ gửi đi xa, như cam từ Nghệ An, Tuyên Quang, bơ Đắk Lắk, củ sâm đất Lào Cai… có thể đi khắp cả nước. Khi các sàn thương mại điện tử phát triển mạnh, logictis sẽ phát triển cùng, cũng là cơ hội để nông sản phát triển mạnh cùng sàn thương mại điện tử”, cô gái này nói.

Nữ 9X cho biết thêm, bên cạnh sự phát triển, cạnh tranh các mạng xã hội, xu hướng mua sắm kết hợp giải trí từ những clip đang được người dân quan tâm trong thời gian gần đây.

Hiện nay, nông dân không chỉ cầm cuốc, mà có thể trở thành những người sáng tạo nội dung đến khách hàng. Những câu chuyện từ vườn, từ cách chăm sóc như làm sao chọn bơ ngon, làm sao khui sầu riêng... được khách hàng quan tâm rất nhiều, giúp khách hàng hiểu hơn sự vất vả của người trồng, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và đồng cảm với những giá trị của nông dân. Đó là cơ hội để khoảng cách của nông dân đến gần hơn với người tiêu dùng.

Sự phát triển của sàn thương mại điện tử, mạng xã hội đang góp phần tích cực cho nông nghiệp, cho nông dân, cho khách hàng.

Mang chữ tín đến khách hàng

Chia sẻ về những đánh giá của khách hàng sau hơn một năm thực hiện dự án, Hà cho biết, bản thân nhận ra mình có lợi thế khi khách hàng lựa chọn sản phẩm thì đã từng biết đến Hana Ban Mê. Do đó, khi ra mắt các sản phẩm, Hà may mắn được nhiều anh chị, bạn bè biết đến hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn đặt kim chỉ nam khi khách hàng nhận sản phẩm sẽ luôn thực sự hài lòng về sản phẩm và dịch vụ.

z4004880757630_047c641a472808ff60a0dbcaa737ff97

Hiện nay, các sản phẩm của Hana Ban Mê có mặt ở hầu hết các sàn thương mại điện tử. Ảnh: NVCC.

“Đây là lí do khi hợp tác cùng bà con hoặc các nhà sản xuất, nhóm mình luôn cố gắng hiểu sâu để đồng hành kiểm soát chất lượng. Song song đó, sẽ tập trung phát triển trải nghiệm khách hàng. Tại Hana Ban Mê, chỉ cần khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm, hương vị, dịch vụ có thể đổi trả, hoàn lại tiền ngay lập tức. Mình tin đó là một phần giúp cho khách hàng tin tưởng, đồng hành lâu dài với các sản phẩm nông sản quê từ Hana Ban Mê”, Hà nói thêm.

Theo nữ TikToker, thời gian tới, cô sẽ tập trung mở rộng các sản phẩm, hợp tác cùng bà con và các nhà sản xuất để tập trung nâng cao chất lượng, phát triển thêm các dòng sản phẩm chế biến sâu và có thể xuất khẩu. Song song đó, sẽ phát triển sản phẩm nông sản tươi, một dự án mà Hà đã ấp ủ rất lâu từ những ngày đầu về vườn.

“Trải nghiệm khách hàng không chỉ mua hàng online, bên mình sẽ hợp tác cùng các cửa hàng quà tặng, cửa hàng nông sản để khách hàng có thể trải nghiệm từ online đến trực tiếp. Mình không chỉ muốn quảng bá, bán nông sản Tây Nguyên, mà rất mong có cơ hội được đồng hành cùng nông sản các vùng miền khác. Đưa câu chuyện của nông sản, của bà con đến gần hơn với người tiêu dùng”, Hà bộc bạch.

Nữ TikToker xuất thân từ nông dân, lúc nhỏ ra rẫy thấy bố mẹ khổ nhiều nên bản thân nghĩ nếu có cơ hội về quê làm được gì đó dù nhỏ hay lớn vẫn hạnh phúc hơn ở thành phố. "Mình chỉ nghĩ đơn giản thay vì kinh doanh ở thành phố thì vẫn có thể kinh doanh ngay chính ở quê hương hoặc đưa nông sản từ quê lên thành phố, góp phần giúp bà con nâng cao giá trị nông sản lên. Có nhiều cách và chắc chắn mình sẽ tìm cách để làm sao nông sản của Việt Nam vươn xa", Hà tâm sự.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm