| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cầy hương đạt hiệu quả kinh tế cao

Thứ Ba 16/06/2009 , 13:23 (GMT+7)

Mô hình nuôi cầy hương của anh Trương Bá Linh ở cồn Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đạt được hiệu quả kinh tế rất cao...

Những năm gần đây, không ít nông dân vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long đã thành công với mô hình nuôi các loài động vật hoang dã mang lại nguồn lợi đáng kể. Điển hình như: mô hình nuôi nhím của anh Phan Văn Xuyên ở tỉnh Bến Tre, nuôi heo rừng của anh Nguyễn Minh Tâm ở tỉnh Đồng Tháp, nuôi hươu-nai của anh Thạch Ban ở tỉnh An Giang… Và bây giờ là mô hình nuôi cầy hương của anh Trương Bá Linh ở cồn Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

 Anh Linh là người tiên phong đem con cầy hương về vùng đất Nam Bộ nuôi thành công, mang lại nguồn thu nhập khả quan cho gia đình và mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của địa phương… Anh cho biết: “Cầy hương là loài động vật hoang dã và rất quý hiếm. Khi nuôi phải đăng ký với cơ quan Kiểm lâm; chi phí đầu tư mua con giống và xây dựng chuồng nuôi ban đầu rất cao, nhưng chiếm ít diện tích chuồng nuôi. Thức ăn của cầy hương rất dễ tìm nên khâu chăm sóc và theo dõi cũng không khó. Cầy hương ít bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp; khi được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ... cầy hương rất mau lớn và sinh sản nhiều”.

Chuồng nuôi cầy hương được thiết kế rất đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn... Bên trong chuồng, được thiết kế mặt bằng xi măng, hoặc bằng đất và được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích trên dưới 10m2, có lỗ trống để thoát nước dễ dàng... Mỗi ngăn được thả nuôi hai con cầy hương đực và cái. Anh Trương Bá Linh hiện có một dãy chuồng xi măng cạnh nhà và nuôi gần 50 con cầy hương các loại.

Anh vui vẻ bộc bạch: “Hơn 3 năm trước, trong chuyến đi thăm người bà con ở vùng rừng núi Tây Nguyên, tôi được người dân nơi đây giới thiệu kỹ thuật nuôi cầy hương rất dễ dàng. Vả lại, tôi thấy: Cầy hương có mùi thơm tỏa ra dễ chịu và có nhiều công dụng chữa bệnh nên tôi quyết định mua 2 cặp cầy hương có giá 20 triệu đồng, đem về thả vào chuồng nuôi. Đến nay, đàn cầy hương đã sinh sản và phát triển lên rất nhiều, tôi vừa cung cấp cầy hương giống cho những người có nhu cầu ở các nơi và thịt cầy hương thương phẩm cho các nhà hàng ở các tỉnh, thành phố…”.

Anh Linh cho cầy hương ăn chủ yếu là: rau, chuối, củ, quả các loại và cá, tép… Bình quân, cứ đầu tư khoảng vài trăm ngàn đồng thức ăn, sau 1 năm nuôi, con cầy hương sẽ đạt trọng lượng trên dưới 5kg. Mỗi năm, cầy hương đẻ 2 đợt và mỗi đợt sinh sản từ 2 - 5 con. Lúc cầy hương tìm ổ đẻ, anh Linh tìm những cái bồn sành sứ - loại bồn rửa mặt đặt trong chuồng rồi bắt cầy hương đang mang thai bỏ vào bồn cho chúng đẻ… Để tránh dơ chuồng và giúp cầy hương phát triển nhanh, sinh sản nhiều con, anh Linh thường xuyên theo dõi nguồn thức ăn thừa - thiếu của cầy hương, vệ sinh chuồng sạch sẽ mỗi ngày một lần và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh.

Mô hình nuôi cầy hương của anh Trương Bá Linh vừa có nguồn thu nhập cao vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương và là nơi tham quan lý tưởng của nhiều người yêu thích động vật hoang dã. Đây là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo.

Do cầy hương được thuần dưỡng nên anh Linh luôn mở cửa chuồng cho chúng chạy nhảy quanh nhà để bắt chuột, rắn… và chúng bắt rất tài tình. Nhờ vậy, đàn cầy hương nuôi của anh Linh tăng trưởng nhanh, không bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp và sinh sản đều. Sau hơn 3 năm chăm sóc, đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, đàn cầy hương của anh tăng trưởng và phát triển rất nhanh.

Từ năm 2006 đến nay, gia đình anh đã xuất bán được cả chục cặp cầy hương giống, với giá bình quân 10 triệu đồng/cặp đực-cái và hàng trăm ký thịt cầy hương thương phẩm, với giá 700.000đ/kg…, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng. Nhưng đàn cầy hương của anh nuôi không đủ để bán. Hiện tại, anh Linh đang nuôi gần 50 con cầy hương bố mẹ, cầy hương trưởng thành và cầy hương giống các loại. Đàn cầy hương nuôi của anh Linh đang được gia đình anh chăm sóc cẩn thận, tăng trưởng tốt, không có dấu hiệu bị bệnh, hứa hẹn sẽ có một nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình…

Xem thêm
Khó bố trí quỹ đất di dời cơ sở chăn nuôi

SƠN LA Trên địa bàn Sơn La, một số cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác quy hoạch vùng chưa gắn định hướng phát triển lâu dài.

Tiêm phòng vacxin dại tập trung mang lại nhiều lợi ích

TÂY NINH Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh tiếp tục tiêm ngừa dại cho đàn chó, mèo theo hình thức tập trung tại 9 huyện, thị xã, thành phố nhằm kiểm soát bệnh dại hiệu quả.

Lãi tiền tỷ nhờ cây mận 'nhà giàu'

Sóc Trăng Một nông dân ở Cù Lao Dung lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, nhờ trồng giống mận (doi) hồng MST trái to, giòn, ngọt và ít nước.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Tưới nhỏ giọt để ứng phó nguy cơ cạn kiệt nước ngầm

SÓC TRĂNG Trước nguy cơ nguồn nước ngầm suy giảm, nông dân Vĩnh Châu muốn chuyển đổi sang phương pháp tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước, giảm chi phí và nâng cao năng suất cây trồng.

Bảo hộ thương hiệu cua biển Trà Vinh

TRÀ VINH UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ, tạo lập, quản lý và quảng bá chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cua biển.

Kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng

THÁI NGUYÊN Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.