| Hotline: 0983.970.780

Phái mạnh cả thèm chóng chán

Thứ Năm 29/10/2020 , 19:08 (GMT+7)

Phái mạnh có một tật xấu là thích chinh phục phái yếu. Vì vậy, hậu quả của thói quen cả thèm chóng chán là đẩy hôn nhân vào mép vực đổ vỡ.

 

Chuyện Độ theo đuổi Tuyết đã tạo nên không ít giai thoại thời hai người còn chung ghế nhà trường. Tuyết vốn là hoa khôi trong lớp. Nhưng thực tế, so ra cũng còn có những cô khác xinh xắn không kém gì cô, nhưng Độ không yêu ai mà nhất định chỉ trồng cây si với Tuyết. Anh thường nói, chỉ vì cô ta học môn nào cũng giỏi. Nói về khoản học hành, có lẽ Độ chỉ nhỉnh hơn Tuyết được mỗi môn Anh văn, còn ngoài ra anh ta thua cô toàn tập.

Tuyết thích tính trung thực của Độ, nhưng cô không hề yêu gì anh ta ngoài việc xem Độ như bạn thân mà thôi. Sau trung học, Tuyết thi đậu vào đại học kinh tế, Độ cũng thi đậu vào cùng trường. Ai nói gì thì nói, chỉ riêng Tuyết biết rõ rằng cô thi vào trường nào, anh ta cũng thi vào trường nấy chỉ vì cái nết si tình không thể bỏ được của anh ta. Chưa có tình bạn nào nối dài như tình bạn thân thiết của họ.

Ngày biết tin Tuyết có bạn trai, Độ buồn bã ra mặt. Nhưng anh ta xét lại mình xưa nay vốn vẫn không có gì để mất, nghĩ vậy cũng cảm thấy vơi đi nỗi buồn được phần nào. Thế rồi chuyện tình của Tuyết với anh bạn trai kia kéo dài được một năm rồi chia tay. Độ trở thành người bạn an ủi tận tụy nhất của cô trong những giây phút đau khổ như vậy.

Sau đại học, Tuyết đi làm kế toán trong công ty, còn Độ quay về kinh doanh nghề gia truyền: đại lý sơn của bố anh để lại. Tuyết lại có thêm một mối tình nữa và sau một thời gian ngắn lại cũng gẫy đổ. Đó chính là lúc Độ an ủi và chinh phục được trái tim của cô gái bằng lòng lập gia đình với anh.

Dù rằng Tuyết lấy anh vì lý do gì, yêu thật hay không yêu thật, lấy vì tình hay chỉ vì tiền, Độ cũng đã xem như mình đã tiến được một bước thành công trong một tình kéo dài đã quá lâu này. Thật ra Tuyết lấy Độ vì nhà anh giàu hơn là vì tình, nhưng cô vẫn cứ ngỡ như là mình đã yêu anh thật lòng, nhưng kỳ thật không phải như vậy.

Đúng ra thứ tình cảm Tuyết dành cho Độ từ bấy lâu nay không hơn một tình bạn thân thiết. Khi cô đang trong hoàn cảnh bi đát, bản thân bị thất tình, bố mẹ cô đều lâm trọng bệnh, xen lẫn lúc gia đình đang neo đơn tài chính. Sự có mặt của Độ chẳng khác gì vị cứu tinh cho gia đình Tuyết về mọi phương diện. Sự xả thân hy sinh một cách vô vị lợi của Độ trong khoảnh khắc đã chinh phục hoàn toàn trái tim của cô gái, và Tuyết đã ngả vào vòng tay của anh. Một hạnh phúc thực sự trên đời này không có gì sánh bằng đối với Độ.

Người ta thường nói rằng, vợ chồng lấy nhau xong và chung sống hạnh phúc nhưng những giây phút tình tứ, lãng mạn của thuở còn là người yêu của nhau cũng không thể nào còn tồn tại nữa. Điều này có thể nói trăm lần trăm đúng, nhưng lại tuyệt đối không đúng chút nào với trường hợp hai vợ chồng Độ.

Lấy vợ xong, Độ vẫn tiếp tục săn đón, tán tỉnh vợ hệt như thuở anh chưa chinh phục được trái tim của Tuyết. Bởi vì thực tế, Độ thấy rõ rằng Tuyết không hề yêu anh, tuy hai người đã là vợ chồng và có một con gái. Tình yêu thì không thể nào giả dối được. Lấy chồng xong, tuy có mang ơn Độ thật, nhưng tận trong thâm tâm, Tuyết ngày càng thấy rõ rằng những tình cảm mà cô vẫn ngỡ rằng đó là tình yêu cô dành cho Độ, kỳ thực ra không phải. Chỉ cho đến khi Tuyết bị mắc bệnh thương hàn cấp tính, đi cấp cứu ở bệnh viện hết hai tháng, Độ đêm ngày túc trực ở bên giường bệnh của vợ, đến lúc đó Tuyết mới thực lòng cảm yêu anh.  

Từ ngày Tuyết xuất viện về đến nhà. Kể từ đó, Độ mới biết thế nào là niềm hạnh phúc của một người đang yêu và được yêu. Còn gì hạnh phúc hơn khi hai vợ chồng cùng cảm thụ cuộc sống vừa là đôi tình nhân vừa là đôi vợ chồng, tưởng chừng trên thế gian này không còn niềm hạnh phúc nào tuyệt vời cho bằng.

Thế nhưng hạnh phúc đó chỉ kéo dài được nửa năm rồi kết thúc. Lần này người bị ghẻ lạnh là Tuyết chứ không ai khác. Cái cảm giác người phối ngẫu ở với mình nhưng trái tim không dành cho mình trước đây Độ đã từng nếm trải, bây giờ đến lượt Tuyết.

Cô biết được chồng mình đang có một người đàn bà khác, chẳng những không đẹp bằng cô mà trình độ học vấn cũng kém xa. Thế nhưng Độ đang lăn xả vào, quỳ lụy cô ta.

Cuộc ngoại tình của Độ kéo dài không lâu sau khi cô kia đã đáp lại mối tình của anh, từ đó Độ bắt đầu thấy cảm thấy chán và bỏ rơi cô ta. Từ đó Tuyết lại trở thành đối tượng săn đón của chồng. Phải chăng vì đàn ông thường mau chán một khi anh ta đã chinh phục được một đối tượng tình cảm thành công? Lần này, Tuyết đã biết cách giữ chân chồng, cô hiểu rằng dẫu có yêu, nhưng cũng đừng bao giờ chiều chuộng thái quá người đàn ông này, nếu không muốn anh ta lại đi gửi gắm trái tim ở một nơi khác.

(Kiến thức gia đình số 44)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm