| Hotline: 0983.970.780

Phân biệt bệnh gạo lợn và áp xe bã đậu lành tính

Thứ Năm 29/10/2020 , 21:26 (GMT+7)

Độc giả Nguyễn Thị Thoa (Hà Nội) đặt câu hỏi: Làm thế nào để phân biệt miếng thịt nhiễm ấu trùng sán lợn và thịt lợn bị áp xe bã đậu lành tính.

Theo quy định của pháp luật, khi phát hiện phần thịt bị áp xe bã đậu thì có phải tiêu hủy cả con lợn hay không?

Trả lời:

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh gạo lợn

Trao đổi với Báo NNVN, bà Huỳnh Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Thú y Cộng đồng (Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết: Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra. Ấu trùng thường khu trú với mật độ cao nhất tại các vị trí cơ vân (như cơ đùi, cơ vai, cơ chân, cơ hoành...), lưỡi và não ở lợn. Ấu trùng sán lợn có hình thù giống hạt gạo, đầu màu trắng và cứng.

Thông thường, bệnh gạo lợn chỉ xuất hiện trên những con lợn được chăn thả tự nhiên. Sán lây truyền qua phân của con người và các loại gia súc, khi con lợn ăn phải phân chứa các nang sán, nang sán thường di chuyển đến các vị trí cơ, lưỡi và não sau đó tiếp tục phát sinh và phát triển trong cơ thể.

Xử lý thịt lợn nhiễm ấu trùng sán lợn

Về nguyên tắc, trong quá trình giết mổ, cán bộ thú y kiểm soát giết mổ sẽ mổ khám để kiểm tra tất cả các vị trí mà ấu trùng sán lợn thường khu trú như cơ vân, cơ hoành, lưỡi... Nếu phát hiện lợn có ấu trùng sán thì sẽ tiến hành xử lý theo dẫn tại mục 6 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y ngày 1/6/2016.

Theo đó, đối với lợn nhiễm bệnh gạo lợn, trong 40cm2 mặt cắt có 1-6 ấu trùng thì thịt, thực quản, tim phải luộc chín trước khi sử dụng; gan, lá lách, dạ dày không phải xử lý. Nếu trong 40cm2 mặt cắt có trên 6 ấu trùng thì thịt phải hủy bỏ, các phủ tạng khác xử lý giống như trên.

Những con lợn được chăn nuôi theo quy trình công nghiệp gần như không nhiễm sán lợn.

Những con lợn được chăn nuôi theo quy trình công nghiệp gần như không nhiễm sán lợn.

Bà Huỳnh Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Thú y Cộng đồng (Cục Thú y), khẳng định: Những con lợn chăn nuôi theo quy trình công nghiệp gần như không nhiễm bệnh sán lợn mà chỉ những con lợn chăn thả tự do mới mắc.

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết các ổ áp xe

Áp xe bã đậu lành tính là tên gọi của một tổ chức viêm nhiễm. Áp xe dễ dàng được nhận diện trên lâm sàng với các đặc điểm sau: miếng thịt xuất hiện bọng nhỏ giống như mụn nhọt và khá mềm. Khi cầm vật sắc rạch ra thì chúng sẽ vỡ.

Áp xe có thể hình thành ở khắp các vùng trên của cơ thể, có hình thái giống như ổ mụn nhọt. Nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất gây ra áp xe. Vị trí xuất hiện các ổ áp xe thường chỉ giới hạn ở vị trí tổn thương trên cơ thể con lợn, chứ không lây lan sang các vị trí khác trong cơ thể.

Áp xe dạng bã đậu lành tính thường chỉ xuất hiện ở trên những con lợn bị tiêm phòng vắc xin hoặc trong quá trình điều trị kháng sinh quá mẫn cảm. Sự tắc nghẽn chất tiết của các tuyến mồ hôi, tuyến bã cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Khi đó, vết tiêm hoặc vết tổn thương sẽ sưng lên. Quá trình hệ miễn dịch cơ thể con lợn chống lại vi khuẩn sinh ra một chất lỏng gọi là mủ, chứa nhiều vi khuẩn và xác bạch cầu. Vết mủ lâu ngày sẽ dần chuyển sang màu trắng giống như bã đậu.

Xử lý thịt lợn khi bị áp xe bã đậu lành tính

Trên thực tế, kể cả những con lợn được nuôi trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học (tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ) theo quy trình VietGAP, GlobalGAP cũng không thể tránh khỏi một tỷ lệ rất nhỏ cá thể trong đàn bị áp xe bã đậu lành tính (ở trên những con lợn mẫn cảm với các vết tiêm).

Trong quá trình giết mổ, nếu phát hiện có vết áp xe, cán bộ thú y kiểm soát giết mổ sẽ yêu cầu cắt bỏ vị trí phần có vết giống mụn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cán bộ thú y cũng phát hiện được tất cả vị trí bị áp xe trên cơ thể con lợn. Trong quá trình xẻ thành các miếng thịt nhỏ, vết áp xe mới xuất hiện. Bởi vậy, nếu khách hàng mua phải miếng thịt có vết áp xe bã đậu thì chỉ cần cắt bỏ vùng áp xe, các phần thịt khác có thể chế biến thành thực phẩm bình thường và không lo mất an toàn.

Theo quy định tại mục 3, phụ lục VI Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y ngày 1/6/2016 đã nêu rõ: “Xử lý bằng biện pháp cơ giới như rửa sạch, cắt bỏ đối với trường hợp thịt và phủ tạng bị tạp nhiễm phân, đất, chất chứa đường ruột hoặc trường hợp thân thịt, phủ tạng có bệnh tích cục bộ của bệnh ngoại khoa”.

Do đó, đối với các bệnh tích cục bộ áp xe của bệnh ngoại khoa, chúng ta không phải tiêu hủy lợn mà có thể giữ lại các phần thịt không bị tổn hại để sử dụng.

Xem thêm
Câu chuyện thứ tám: Tầm nhìn mua bán

Muốn sản phẩm khởi nghiệp, OCOP vươn ra thế giới phải hiểu thế giới về đặc định từng thị trường, quy định an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, câu chuyện mong muốn gửi gắm để người tiêu dùng biết đến,…

Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay

Bằng lời ca, tiếng hát, nông dân phường Kim Sơn (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã lan tỏa kiến thức, bài học từ chương trình IPM, giúp nâng cao chất lượng đồng ruộng.

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Đầu tư nuôi đông trùng hạ thảo bởi một 'chữ duyên'

QUẢNG NINH Để nuôi cấy đông trùng hạ thảo, Mai Phương đã chi cả tỷ đồng để đầu tư dây chuyền, thiết bị hiện đại và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ chuyên gia đầu ngành.