| Hotline: 0983.970.780

Phân bổ 15 tỷ đồng di dân khẩn cấp ra vùng sạt lở đất

Thứ Hai 20/01/2014 , 10:24 (GMT+7)

UBND tỉnh Quảng Nam vừa chính thức phân bổ nguồn vốn đầu tư di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ổn định dân di cư tự do năm 2013 với số tiền 15 tỷ đồng.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa chính thức phân bổ nguồn vốn đầu tư di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ổn định dân di cư tự do năm 2013 với số tiền 15 tỷ đồng. Nguồn vốn này được thực hiện và giải ngân đết hết ngày 31/3/2014 theo Quyết định số 2277/QĐ-TTg ngày 22/11/2013 của Thủ ướng Chính phủ.

Các danh mục công trình được phân bổ vốn gồm có: Dự án khu tái định cư thôn 1 và thôn 2, xã Tiên An, huyện Tiên Phước (UBND huyện Tiên Phước làm chủ đầu tư, kinh phí thực hiện 7 tỷ đồng); Dự án di dân khẩn cấp vùng nguy cơ sạt lở thôn Hà Dục Tây, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc (UBND huyện Đại Lộc làm chủ đầu tư, kinh phí 4 tỷ đồng); Dự án khu tái định cư để di dời khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ bị sạt lở trên địa bàn xã Tam Lãnh (UBND huyện Phú Ninh làm chủ đầu tư, kinh phí 4 tỷ đồng).

Riêng đối với dự án khu tái định cư thôn 1 và thôn 2 xã Tiên An, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND huyện Tiên Phước xem xét tính bức xúc và hiệu quả đầu tư để điều chỉnh một số hạng mục kết cấu hạ tầng đảm bảo mở rộng mặt bằng bố trí tái định cư khẩn cấp các hộ có nguy cơ sạt lở cao.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.