| Hotline: 0983.970.780

Phát triển chăn nuôi lợn bản địa: Bảo tồn nguồn gen quý

Thứ Sáu 20/11/2020 , 18:12 (GMT+7)

Lợn bản địa cho chất lượng thịt thơm ngon, đang trở thành món ăn đặc sản. Vì vậy việc duy trì và bảo tồn nguồn gen quý của lợn bản địa là cần thiết.

Các đại biểu tham quan mô hình nuôi lợn sinh sản giống bản địa tại huyện Mèo Vạc. Ảnh: Triệu Kế.

Các đại biểu tham quan mô hình nuôi lợn sinh sản giống bản địa tại huyện Mèo Vạc. Ảnh: Triệu Kế.

Ngày 20/11, tại tỉnh Hà Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: “Phát triển chăn nuôi lợn bản địa các tỉnh miền núi phía Bắc”.
Tại diễn đàn, nhiều vấn đề về những mô hình phát triển chăn nuôi lợn bản địa; nghiên cứu bảo tồn giống lợn bản địa; liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ… đã được các địa biểu tham gia diễn đàn quan tâm và đưa ra thảo luận.

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc giúp đem lại sinh kế cho người dân tại các tỉnh.
Nhiều giống lợn quý như Lũng Pù, lợn Táp Ná, Lợn Hương, lợn Mường Khương, lợn Ỉ, Móng Cái nhờ đó cũng được bảo tồn.
Đây là những giống vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bảo tồn giống lợn bản địa, năm 2018 - 2020, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa (lợn Lũng Pù, lợn Mán, lợn Mường Khương,…) theo hướng an toàn sinh học có giá trị kinh tế cao tại 4 tỉnh gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái và Lào Cai.
Quy mô mô hình gồm 54 lợn đực, 486 lợn cái.  Kết quả theo dõi, đến nay đàn lợn cái hậu bị và lợn đực giống do dự án cấp vẫn được các hộ duy trì đảm bảo số lượng và tỷ lệ sống đạt 100%. Số lợn con xuất chuồng đạt 2.736 con. Trong đó tại Hà Giang 1.230 con, Tuyên Quang 824 con, Lào Cai 682 con…

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang cho biết, hiện nay đàn lợn của tỉnh Tuyên Quang có 525.128 con, trong đó đàn lợn đen bản địa chiếm 15% tổng đàn.
Bảo tồn và phát triển lợn bản địa, tỉnh đã quy hoạch 173 vùng chăn nuôi lợn thịt bản địa đặc sản tại 4 huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên. Trong đó, Na Hang 62 vùng, Lâm Bình 28 vùng, Chiêm Hóa 53 vùng, Hàm Yên 30 vùng.
Việc quy hoạch vùng chăn nuôi lợn đặc sản tại các huyện vùng cao vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, tạo điểm nhấn về hàng hóa đặc sản địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay có ít nhất 13 giống lợn bản địa đã được Bộ NN-PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và giao thực hiện các nhiệm vụ khai thác và phát triển, bao gồm lợn Vân Pa, lợn Hạ Lang, lợn Táp Ná, lợn Mường Khương, lợn Mán, lợn Sóc, lợn Hung, lợn Lũng Pù, lợn Xao Va, lợn Hương, lợn Mẹo, lợn cỏ A Lưới và lợn Mường Tè.
Ngoài ra một số giống lợn bản địa khác cũng được thực hiện trong các chương trình, dự án nghiên cứu khác.

Chăn nuôi lợn bản địa đã giúp nhiều hộ dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc có thu nhập khá. Ảnh: Đào Thanh.

Chăn nuôi lợn bản địa đã giúp nhiều hộ dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc có thu nhập khá. Ảnh: Đào Thanh.

Đến nay, toàn tỉnh Hà Giang có gần 113 nghìn hộ chăn nuôi lợn. Trong đó số hộ chăn nuôi lợn địa phương trên 98 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ 87,4%.
Bảo tồn nguồn gen quý của lợn bản địa, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 2 cơ sở thực hiện chức năng bảo tồn, lưu giữ nguồn gen giống lợn đen Lũng Pù gồm: Trung tâm Giống cây trồng và Vật nuôi Phố Bảng và HTX Tuấn Dũng.

Bà Phạm Thị Thoa, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang cho biết, hàng năm 2 cơ sở trên cung ứng ra ngoài thị trường từ 1.500 - 2.000 con lợn giống đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

Hiện nay, việc sản xuất con giống trên địa bàn tỉnh con bộc lộ một số hạn chế như: Số cơ sở sản xuất con giống của tỉnh ít, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, số lượng con giống sản xuất/năm đạt thấp, giá thành sản xuất con giống cao chưa thể cạnh tranh với thị trường bên ngoài.
Việc người dân tự sản xuất con giống hoặc thông qua việc trao đổi mua bán tại các chợ gia súc tiềm ẩn nguy cơ rủi ro bệnh tật, chất lượng con giống không đảm bảo.

Định hướng chăn nuôi lợn bản địa trong giai đoạn tiếp theo, tại diễn đàn các đại biểu tập trung phân tích vào các vấn đề như: Cần tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và liên kết vùng chăn nuôi; nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn tạo, nhân giống trên cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; tuyên truyền cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi và các hộ chăn nuôi nhận thức đầy đủ về quản lý, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi…

Cùng với đó, ngành NN-PTNT tại mỗi địa phương cần tư vấn cho UBND tỉnh xin ý kiến HĐND tỉnh để triển khai các nội dung của Luật Chăn nuôi và các chính sách có liên quan.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Hành vụ đông bội thu

HẢI DƯƠNG Mỗi sào hành vụ đông thu lãi từ 4 - 6 triệu đồng, bằng 8 - 10 sào lúa.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.