| Hotline: 0983.970.780

Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch

Thứ Ba 01/11/2022 , 06:14 (GMT+7)

Các địa phương trong huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã vận động khoảng 30% mô hình chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, phổ biến cách thức làm du lịch.

Huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) hiện có hơn 1.000 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Các địa phương trong huyện đã vận động khoảng 30% mô hình chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, phổ biến cách thức làm du lịch. Ông Hồ Văn Phú, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp đã có cuộc trao đổi với NNVN.

Empty

Ông Hồ Văn Phú, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Ảnh: CTV.

Thực hiện Nghị quyết về “Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch”, được biết huyện Phụng Hiệp đang củng cố nâng chất 11 loại nông sản, trái cây và 5 loài thủy sản để kết hợp phát triển du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái. Xin ông cho biết mục tiêu phát triển loại hình du lịch rất độc đáo này của huyện Phụng Hiệp?

Trên cơ sở Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025. Huyện đã ban hành Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2022 để thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU (Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 07 tháng 4 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030), từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao an toàn, hữu cơ theo chuỗi giá trị trên các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao” gắn với du lịch để hỗ trợ cho người dân.

Huyện Phụng Hiệp đã thực hiện mời gọi doanh nghiệp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, song song đó cho người dân tiếp cận, tham gia vào sản xuất. Mặt khác, hàng năm huyện tổ chức hội nghị sơ kết mô hình chuyển đổi. Từ đó, thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp bao tiêu, tiêu thụ nông, thủy sản như: khóm MD2, xoài Cát Lộc, cá Thát Lát…

Ông đánh giá thế nào về hiệu quả bước đầu trong việc vận động nhà vườn liên kết hình thành các vườn cây ăn trái có diện tích lớn để tổ chức cho khách tham quan và tiêu thụ sản phẩm?

Phụng Hiệp là huyện nông nghiệp, do đó huyện chú trọng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản chủ lực của huyện gắn liền với quy hoạch để hình thành vùng chuyên canh, chất lượng cao thông qua mô hình kinh tế hợp tác, nhất là hợp tác xã thông qua xây dựng các mô hình điểm. Bước đầu huyện đạt được một số kết quả và có tính hiệu nhân rộng như: cá thát lát Kỳ Như, khóm MĐ2, mãng Cầu Xiêm, vú sữa Hoàng Kim…Để đạt được kết quả đó huyện đã triển khai nhiều giải pháp, lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư cũng như thúc đẩy liên kết trong sản xuất, cụ thể:

 Tuyên truyền chủ trương, chính sách đến cán bộ, người dân và cộng đồng địa phương, vận động người dân tham gia thực hiện. Tổ chức tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất. Xây dựng các mô hình điểm, mô hình trình diễn. Quy hoạch vùng sản xuất, mời gọi doanh nghiệp tham gia trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy các sản phẩm tiềm năng để xây dựng thành các sản phẩm nội bật của địa phương thông qua chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tham gia vào thị trường cũng như trong phát triển du lịch cộng đồng.

Nhìn chung, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng phát huy lợi thế này thì huyện xác định nông nghiệp là hướng đi cốt lỏi và huyện tiếp tục chỉ đạo ngành nông nghiệp và các ngành chức năng có liên quan tích cực thực hiện một số công việc trọng tâm như sau:

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 07 tháng 4 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Chú trọng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản chủ lực của huyện gắn liền với quy hoạch để hình thành vùng chuyên canh, chất lượng cao thông qua mô hình kinh tế hợp tác, nhất là hợp tác xã. Phát huy thế mạnh địa phương về xây dựng và phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện, thuận lợi cho doanh nghiệp đến để đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Tập trung đầu tư, khai thác và phát triển những điểm, tuyến du lịch nông nghiệp sẵn có để tạo điểm nhấn quảng bá sản phẩm, thương hiệu của vùng trong du lịch nông thôn. Tiếp tục củng cố, nâng chất lĩnh vực kinh tế hợp tác, nồng cốt là hợp tác xã. Vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các cấp tham gia vào hợp tác xã tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến tận người dân.

Huyện Phụng Hiệp có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh với gần 40.000ha, trong đó trên 9.800ha cây ăn trái, hơn 4.300ha thủy sản và gần 900 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Thời gian qua việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, xây dựng sản phẩm nông nghiệp chất lượng thông qua mô hình kinh tế hợp tác đã đạt được những kết quả như thế nào, thưa ông?

 Phát huy tiềm năng, thế mạnh hiện có của huyện tiếp tục tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế cho địa phương, ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững gắn với du lịch. Một trong những việc làm tích cực là huyện đang xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, công nghệ cao, an toàn, hữu cơ. Nổi bật như mô hình trồng dưa lưới, trồng sầu riêng, bưởi da xanh, khóm MD2, nuôi cá thát lát,…

 Về cơ bản, sản xuất nông nghiệp ổn định đạt năng suất, cũng như chất lượng sản phẩm nông sản. Trên cơ sở, các nông sản chủ lực của tỉnh đã đưa vào Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh, cái chính phát triển kinh tế tập thể thì Huyện tập trung phát triển nông sản theo chiều sâu (phát triển sản xuất tập trung theo hướng đến chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo chuẩn VietGAP, GlobapGAP,...).

Empty

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Phụng Hiệp đã được tỉnh Hậu Giang công nhận 21 sản phẩm OCOP. Ảnh: CTV.

Đến nay huyện Phụng Hiệp có bao nhiêu sản phẩm được tỉnh công nhận đạt chuẩn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Theo ông, thời gian tới cần tiếp tục làm gì để tạo nên những câu chuyện và thổi hồn cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề độc đáo của huyện Phụng Hiệp?

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Phụng Hiệp đã được tỉnh Hậu Giang công nhận 21 sản phẩm OCOP. Trong đó có 17 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 3 sao, với 5 chủ thể, gồm các ngành hàng sau: Cá thát lát, rượu, trà mãng cầu. (HTX Kỳ Như, HTX Yên Bình An Hậu Giang, Công ty TNHH Nuôi trồng và Chế biến thực phẩm sạch Tân Phát, Cơ sở sản xuất rượu thủ công truyền thống Út Tây, Cơ sở sản xuất trà mãng cầu Hồng Đoan). Những kết quả đạt được đã góp phần nâng cao thu nhập cho chủ thể cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, gia tăng giá trị sản phẩm góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Để phát huy những lợi ích, tính hiệu quả từ OCOP đối với phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phụng Hiệp phù hợp trong điều kiện kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, ảnh hưởng khó lường của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân địa phương. Đồng thời nhằm thúc đẩy OCOP phát triển hiệu quả hơn, cần thực hiện đồng bộ và có hệ thống một số giải pháp:

Một là, cần làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhận thức cho cán bộ, người dân và cộng đồng địa phương, cũng như nhà doanh nghiệp về mục đích, ý nghĩa của OCOP.

Hai là, tổ chức lại sản xuất kinh tế nông nghiệp, phát triển sản phẩm theo hướng tiếp cận thị trường, chuỗi giá trị hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển đa dạng hóa kinh tế hợp tác.

Ba là, thúc đẩy sản xuất và liên kết chú trọng phát triển các sản phẩm là thế mạnh, chủ lực, tiềm năng của địa phương gắn chặt với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, cần tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, đào tạo năng lực quản lý cho cán bộ cũng như chương trình tập huấn kỹ thuật cho nông dân.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.