| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ ốc bươu vàng vụ Hè Thu

Thứ Năm 16/05/2019 , 14:22 (GMT+7)

Tại thời điểm này vụ lúa Hè Thu 2019 ở ĐBSCL phần lớn diện tích đang nằm ở 2 giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Việc phòng trừ sự tấn công của ốc bươu vàng hại lúa là điều quan trọng nhất hiện nay, nhằm đảm bảo sự sinh trưởng của cây lúa.

Ốc bươu vàng xuất hiện nhiều ở vụ lúa Hè Thu tại ĐBSCL

Ốc bươu vàng là động vật thân mềm và có khả năng gây hại trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau, trong đó có cây lúa. Đối với lúa, ốc bươu vàng sẽ gây hại nặng vào thời kỳ mạ đẻ nhánh, chúng ăn rất khỏe và ăn liên tục cả ngày lẫn đêm. Trên ruộng lúa chúng ăn từng đám, tập trung ăn nhiều ở ruộng trũng, ruộng lúa non, lúa mới sạ.

Ốc rất thích ăn lá lúa non và khi lúa non bị ốc gây hại thì không thể phục hồi vì chúng không chỉ cắn ngang thân mà còn tiết ra chất nhờn tại vết cắn ngăn cản sự sinh trưởng của lúa. Bên cạnh ăn rất khỏe thì ốc bươu vàng còn gây nên nỗi lo vô cùng lớn cho nhà nông là chúng sinh sản rất giỏi và nhanh.

Một cá thể ốc cái 2 tháng tuổi đã có khả năng sinh sản, chúng có thể đẻ sau 1 - 2 ngày giao phối và đẻ từ 1.000 – 1.200 trứng trong 1 tháng. Trứng ốc bươu vàng sau khi đẻ được khoảng 10 - 14 ngày thì nở ra thành ốc con và chỉ trong 2 ngày sau đó là đã di chuyển và tự kiếm ăn được. Tuổi thọ của ốc bươu vàng lại khá cao với 3 pha phát triển: trứng, ốc non và ốc trưởng thành sẽ kéo dài tầm 2 – 6 năm.

Trong tình trạng ruộng bị khô thì ốc vẫn có thể sống tiềm sinh bằng cách đóng nắp, vùi sâu trong đất nhiều tháng không chết để chờ cơ hội thuận lợi thì sẽ tiếp tục gây hại và cụ thể là chỉ cần gặp nước 1 đêm thì mọi hoạt động của chúng sẽ trở lại bình thường.

Thời gian gần đây, bà con có thể thấy tần suất xuất hiện của các cơn mưa khá nhiều, đây cũng là một trong những điều kiện tối ưu để ốc sinh sôi. Bởi trên thực tế, tuy sinh sản mạnh, lớn nhanh nhưng khả năng di chuyển của ốc là khá chậm, thường thì chỉ nổi lờ đờ trên mặt nước rồi tự chìm xuống và dòng nước là tác nhân chính thúc đẩy sự lây lan.

Để diệt trừ ốc bươu vàng hiệu quả và lâu dài, nhất thiết phải áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp, cần phải làm sớm từ đầu vụ, thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng khắp. Các biện pháp chính bao gồm: thu gom ốc và ổ trứng, dùng lưới chắn ốc, thả vịt vào ruộng để ăn ốc, giữ mực nước phù hợp trong ruộng nhằm hạn chế sự di chuyển của ốc hoặc cắm cọc nhử ốc đến đẻ trứng.

Tuy các biện pháp thủ công vừa nêu thường được nhiều nhà nông thực hiện từ trước đến nay nhưng chủ yếu ở những mảnh ruộng nhỏ còn đối với diện tích canh tác lớn thì bà con cần tìm hiểu và sử dụng thuốc trừ ốc kịp thời để tránh tình trạng gia tăng mật số quá nhanh, không trở tay kịp.

Trong vụ Hè Thu này, bà con có thể sử dụng Helix 15GB để rải với liều lượng 3kg/ha và giữ mực nước 3 – 5cm khi xử lý nhằm gia tăng hiệu quả của thuốc. Helix 15GB là sản phẩm đặc trị ốc bươu vàng ở dạng hạt cải tiến, ít hao và chậm phân rã, đồng thời sản phẩm còn có độ dẫn dụ ốc cao với tác động tiếp xúc, vị độc giúp diệt ốc triệt để. 

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.