| Hotline: 0983.970.780

PVFCCo tặng phân bón tại 8 tỉnh ĐBSCL

Thứ Năm 18/07/2013 , 09:45 (GMT+7)

Ngày 17/7, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết bắt đầu triển khai chương trình tặng phân bón cho bà con nông dân gặp khó khăn tại khu vực ĐBSCL...

Ngày 17/7, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết bắt đầu triển khai chương trình tặng phân bón cho bà con nông dân gặp khó khăn tại khu vực ĐBSCL để hỗ trợ tái sản xuất trong vụ lúa thu đông 2013.


Có khoảng 2.600 hộ nông dân nghèo được PVFCCo tặng phân bón

Theo đó, từ ngày 16 tới 20/7/2013 PVFCCo và công ty con là Cty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam bộ tổ chức chương trình tại 8 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và Hậu Giang. Mỗi hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn được trao tặng 50kg phân bón, gồm 25 kg phân urê Đạm Phú Mỹ và 25 kg phân NPK Phú Mỹ hoặc DAP. Dự kiến, có khoảng 2.600 hộ nông dân được hỗ trợ, với tổng khối lượng 130 tấn phân bón các loại, trị giá khoảng 1 tỷ đồng.

Cùng với việc tặng phân bón, PVFCCo và các cán bộ nông nghiệp tại địa phương cũng tiến hành hướng dẫn cho bà con quy trình sử dụng phân bón sao cho hiệu quả và phù hợp nhất. Được biết, kể từ khi thành lập tới nay, PVFCCo đã dành hơn 600 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.