| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình chú trọng tái tạo nguồn lợi thủy sản

Thứ Hai 04/04/2022 , 16:49 (GMT+7)

Nhiều năm qua, Quảng Bình đã rất chú trọng đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản…

Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng khai thác thủy sản tại Quảng Bình có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Việc khai thác tiếp tục chuyển theo hướng đánh bắt xa bờ trên các vùng biển xa. Trong năm 2021, sản lượng thủy sản đạt trên 89.000 tấn, chiếm tỷ trọng gần 30% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.  

Quảng Bình đã chi trên 4 tỷ đồng thực hiện tái tạo nguồn lợi thủy sản từ năm 2012 đến nay. Ảnh: N.T

Quảng Bình đã chi trên 4 tỷ đồng thực hiện tái tạo nguồn lợi thủy sản từ năm 2012 đến nay. Ảnh: N.T

Tuy nhiên, ngành thủy sản đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm, tình trạng vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn xảy ra…  

Để chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí tập trung tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thủy sản, về chống khai thác IUU.

Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình cho hay: “Việc ổn định và phát triển môi trường thủy sản là đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển của Tổ quốc”.

Sở Nông nghiệp-PTNT, chính quyền địa phương các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ, phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tiếp tục triển khai các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu.

Thả tôm giống tại cửa sông Nhật Lệ vào tháng 3/2022. Ảnh: N.T

Thả tôm giống tại cửa sông Nhật Lệ vào tháng 3/2022. Ảnh: N.T

Theo ông Lê Ngọc Linh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Bình, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. “Các tổ chức, ban, ngành, địa phương tiếp tục thả giống, phóng sinh các loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, đặc hữu vào vùng nước tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và mang lại lợi ích cho đời sống xã hội”- ông Linh nói.

Sáng 31/3, tại bến sông Nhật Lệ (thành pố  Đồng Hới- Quảng Bình), Sở Nông nghiệp-PTNT, phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình và Báo Người Lao động tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản và tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã thả 850.000 con tôm sú giống xuống sông Nhật Lệ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Số tôm giống này đều bảo đảm đúng kích cỡ và đã qua kiểm dịch, sinh trưởng tốt khi sống trong môi trường tự nhiên.

Công tác thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được UBND tỉnh và các địa phương ngày càng quan tâm, có nhiều đổi mới.

Từ năm 2012 đến nay, Quảng Bình đã bố trí trên 4 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện công tác thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đối tượng thả gồm giống tôm sú, cá mặn, lợ, các loài cá giống nước ngọt (cá mè trắng, mè hoa, chép lai 3 máu, trắm cỏ, rô phi dòng Gift) tại các sông và hồ đập trên địa bàn.

Thời gian thả nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống ngành Thủy sản, ngày Môi trường thế giới, ngày Đại dương thế giới…Với sự tham gia của các sở, ngành, địa phương và đông đảo học sinh, sinh viên, nhân dân.

“Qua đó, nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc chung tay với chính quyền khai thác hợp lý, gắn với việc phát triển nguồn lợi thủy sản đang có nguy cơ cạn kiệt”- ông Lê Ngọc Linh cho hay.

Thả các loại giống cá trên sông Nhật Lệ. Ảnh: Chi cục Thủy sản Quảng Bình

Thả các loại giống cá trên sông Nhật Lệ. Ảnh: Chi cục Thủy sản Quảng Bình

Hiện nay, Sở Nông nghiệp - PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình”. Nội dung của Dự án gồm: thả rạn nhân tạo ở khu vực vùng biển ven bờ các xã vùng biển huyện Lệ Tủy. Phục hồi rạn san hô và tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực phía bắc, nam Hòn La và phía bắc Hòn Nồm (thuộc vùng biển ven bờ xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Theo ông  Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT Quảng Bình, sẽ thả một số loài giống thủy sản tại các vùng triển khai dự án.  “Trong đó, ưu tiên các loài bản địa có tập tính sống ở tầng đáy. Thiết lập cơ chế, chính sách quản lý các vùng cấm khai thác, các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản”- ông Lợi nhấn mạnh thêm.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.