| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa:

Quy hoạch dân cư ở địa hình dốc cần quan tâm ứng phó sạt lở

Thứ Ba 27/10/2020 , 08:17 (GMT+7)

Quá trình thẩm định, phê duyệt các dự án dân cư tại các khu vực đồi núi cần yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng phương án tiêu thoát lũ, chống sạt lở đất...

Vào cuối tháng 11/2017, cơn bão số 12 (Damrey) đổ bộ vào Khánh Hòa đã khiến 44 người chết, hơn 2.000 căn nhà bị sập hoàn toàn; 116.000 căn nhà bị sập, hư hỏng, tốc mái; hơn 70.900 bè bị trôi hoàn toàn... tổng thiệt hại ước tính trên 15.500 tỷ đồng.

Hiện trường vụ sạt lở ở xóm núi, thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP Nha Trang vào năm 2018. Ảnh: KS.

Hiện trường vụ sạt lở ở xóm núi, thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP Nha Trang vào năm 2018. Ảnh: KS.

Cuối năm 2018, do ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão số 8, số 9, TP Nha Trang đã xuất hiện với lượng mưa đo được hơn 400mm/ngày. Đặc biệt từ 6 giờ đến 9 giờ lượng mưa lên đến trên 235mm làm xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại một số khu vực thuộc xã, phường. Đợt mưa lũ này làm toàn tỉnh có 20 người chết, 33 người bị thương, trên 350 nhà bị sập, hư hỏng, nhiều công trình hạ tầng bị gãy đổ, sạt lở, hơn 2.000 ha lúa, hoa màu bị hư hỏng, tổng giá trị thiệt hại trên 1.200 tỷ đồng.

Nói về nguyên nhân xảy ra các loại hình thiên tai cực đoan, ông Lê Xuân Thái, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa cho biết, biến đổi khí hậu, thời tiết là nguyên chính gây nên.

Còn về nguyên nhân gây sạt lở làm thiệt hại về người và tài sản của nhân dân trong trận lũ quét, sạt lở tại TP Nha Trang năm 2018, ông cho rằng ngoài việc bị ảnh hưởng do lượng mưa lớn bất thường, cục bộ xảy ra trong thời đoạn ngắn, còn do các khu vực trên có nhiều khu dân cư hình thành tại các vùng chân núi, sườn đồi, khu vực tụ thủy của các lưu vực đồi núi (trong đó có một số hộ dân xây nhà ở trái quy định)… Do đó, trước diễn biến đổi khí hậu khi có mưa lũ lớn xảy ra các khu vực nêu trên là những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân.

Hiện trường sạt lở ở phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang khiến một gia đình 4 người chết. Ảnh: KS.

Hiện trường sạt lở ở phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang khiến một gia đình 4 người chết. Ảnh: KS.

Ngoài ra, vẫn còn một số dự án ngoài ngân sách của các chủ đầu tư triển khai có vị trí gần đồi núi nhưng chưa quan tâm đến công tác phòng, chống sạt lở đất, lũ quét trên khu vực thực hiện dự án. 

Bên cạnh đó, công tác quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch của chính quyền cơ sở còn chưa chặt chẽ, để xảy ra tình trạng san lấp phân lô bán nền và xây dựng trái phép trên đất không phù hợp quy hoạch ngày một gia tăng trong những năm gần đây.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sạt lở đất làm thiệt hại về người và tài sản trong thời gian vừa qua. Đồng thời ý thức tuân thủ quy hoạch và chấp hành các quy định pháp luật về xây dựng trong nhân dân chưa cao và có tình trạng lấn chiếm san lấp làm thu hẹp dòng chảy, để xây dựng trong khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, công tác phòng chống thiên tai phải được thực hiện một cách đồng bộ, có sự tham gia tích cực từ chính quyền địa phương và người dân.

Từ bài học vụ sạt lở ở thôn Thành Phát, cứ đến mùa mưa lũ, chính quyền xã Phước Đồng, TP Nha Trang vận động bà con di dời đến nơi an toàn. Ảnh: KS.

Từ bài học vụ sạt lở ở thôn Thành Phát, cứ đến mùa mưa lũ, chính quyền xã Phước Đồng, TP Nha Trang vận động bà con di dời đến nơi an toàn. Ảnh: KS.

Lãnh đạo TP Nha Trang kiến nghị tỉnh trong quá trình thẩm định, phê duyệt các dự án ngoài ngân sách tại các khu vực đồi núi, có địa hình chênh cao lớn so với phía hạ du cần yêu cầu các chủ đầu tư đồng thời xây dựng phương án tiêu thoát lũ, chống sạt lở đất và phải thành lập bộ phận phòng chống thiên tai tại khu vực dự án (chuẩn bị lực lượng về con người, thiết bị và vật tư) để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra trong mưa lũ.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.