| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch không gian biển Việt Nam vì đại dương bền vững

Thứ Sáu 06/01/2023 , 16:33 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ giúp quản lý, bảo vệ hiệu quả hệ sinh thái ở vùng bờ, tạo sinh kế cho dân cư ven biển...

Trong 2 ngày 5 và 6 tháng 1 năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình dưới sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội tổ chức hội thảo về quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch vùng bờ).

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân phát biểu tại hội thảo.

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hương Giang.

Tham dự hội thảo có đại diện các bộ, ngành của Trung ương và tỉnh, thành phố có biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên; các tổ chức quốc tế; các chuyên gia, đại diện một số đơn vị thuộc Bộ và Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia biển với đường bờ biển dài hơn 3.260km, cung cấp vốn tự nhiên lớn cho phát triển kinh tế biển và có nhiều tiềm năng điện gió ven bờ và ngoài khơi, nếu được phát triển hợp lý sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giúp Việt Nam đạt được các cam kết trung hòa carbon vào 2050.

Nhằm phát huy tiềm năng to lớn này, Việt Nam đã ban hành Nghị Quyết số 36/NQ-TW của Trung ương năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó đặt ra giải pháp quan trọng là xây dựng quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân cho biết: Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là quy hoạch đa ngành, khó và phức tạp, lần đầu tiên được lập ở Việt Nam theo cách tiếp cận không gian, tổng hợp.

Phạm vi của Quy hoạch vùng bờ bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển như sau: Vùng biển ven bờ có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm (18,6 năm) và ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm 06 hải lý do Bộ TN-MT xác định và công bố.

giúp quản lý, bảo vệ hiệu quả các hệ sinh thái hiện hữu ở vùng bờ; phục hồi, tăng diện tích các khu bảo tồn trên các vùng đất ven biển

Quy hoạch giúp quản lý, bảo vệ hiệu quả các hệ sinh thái hiện hữu ở vùng bờ; phục hồi, tăng diện tích các khu bảo tồn trên các vùng đất ven biển.

Vùng đất ven biển bao gồm các xã, phường, thị trấn có biển thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển. Mục tiêu của quy hoạch nhằm phát triển bền vững vùng bờ dựa trên sự nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; cải thiện sinh kế và mức sống của cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo tồn và phát triển giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa; giữ vững trật tự xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.

Các mục tiêu cụ thể được kể đến như: Về kinh tế, tối đa hóa lợi ích và hạn chế đến mức thấp nhất các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ; phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên vùng bờ cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương có biển trong phát triển kinh tế - xã hội; tạo nhiều sinh kế và nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư ven biển. Phát triển thành công, đột phá các ngành kinh tế biển ở vùng bờ theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ số, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển đạt trên 7,5%/năm, hướng đến mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Về văn hóa xã hội, giúp bảo vệ, gìn giữ toàn vẹn các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc của mỗi dân tộc ở vùng bờ. Thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm quyền tiếp cận đến biển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, phúc lợi xã hội của người dân ven biển; tăng cường sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và các giá trị văn hóa, lịch sử ở vùng bờ.

Empty

Việc quy hoạch giúp quản lý, bảo vệ hiệu quả các hệ sinh thái hiện hữu ở vùng bờ.

Về môi trường, giúp quản lý, bảo vệ hiệu quả các hệ sinh thái hiện hữu ở vùng bờ; phục hồi, tăng diện tích các khu bảo tồn trên các vùng đất ven biển và vùng biển ven bờ thuộc vùng bờ, đóng góp vào mục tiêu đạt tối thiểu 6% diện tích các khu bảo tồn biển và ven biển.

Quản lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền, ô nhiễm rác thải nhựa ở vùng bờ góp phần giảm 75% rác thải nhựa trên biển, 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa trong phạm vi vùng bờ, 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa ở vùng bờ được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ở vùng bờ có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về môi trường...

Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho rằng: Việc quản lý bền vững các khu vực biển và ven biển là công cụ quan trọng giúp Việt Nam trong phát triển kinh tế biển xanh, thúc đẩy phát triển các ngành mới giúp tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm. Đặc biệt, quy hoạch vùng bờ và quy hoạch không gian biển mở cơ hội khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng gió biển như một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng để đạt mục tiêu về khí hậu của Việt Nam. Quy hoạch vùng bờ cũng sẽ giúp đảm bảo phát triển tối ưu và hài hòa giữa các ngành trong khai thác, sử dụng tài nguyên ven biển của Việt Nam, cũng như đảm bảo bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, giữ gìn các giá trị văn hóa, lịch sử, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu...

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm