| Hotline: 0983.970.780

Sai phạm tại chùa Hương: Lỗi thuộc về ai?

Thứ Năm 14/01/2016 , 14:05 (GMT+7)

Hơn 1 tháng sau khi công trình xây dựng không phép thuộc di tích thắng cảnh chùa Hương bị “phát hiện” bởi báo chí, UBND huyện Mỹ Đức vẫn chưa cung cấp hồ sơ cũng như các văn bản liên quan cho đơn vị trực tiếp quản lý là Sở VH-TT cùng UBND TP Hà Nội.

Mũ ni che tai

Ngày 5/1/2016, Sở VH-TT Hà Nội tiếp tục có công văn số 26/SVHTT-QLDT gửi Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức xung quanh việc xây dựng trong khu vực chùa Thiên Trù thuộc khu di tích thắng cảnh Hương Sơn. Công văn này nhằm nhắc nhở UBND huyện Mỹ Đức nhanh chóng gửi hồ sơ và các văn bản liên quan về Sở VH-TT.

Sau khi tiến hành kiểm tra công trình xây dựng, ngày 23/12/2015, Sở VH-TT Hà Nội đã có văn bản số 1245/SVHTT-QLDT gửi UBND TP Hà Nội, trong đó yêu cầu UBND huyện Mỹ Đức cung cấp toàn bộ hồ sơ và báo cáo giải trình bằng văn bản, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan về việc xây dựng công trình Hương Nghiêm pháp đường (theo cách gọi của nhà chùa).

Trong khi đó, UBND huyện Mỹ Đức vẫn đang “mũ ni che tai”. Còn Sở VH-TT Hà Nội thì buộc phải chờ báo cáo phía huyện gửi lên và chưa đưa ra đường hướng xử lý.

Mới đây nhất, công trình tu bổ gác chuông, cũng thuộc khuôn viên chùa Thiên Trù đã được các chuyên gia về trùng tu nhận định là “có vấn đề”. Gác chuông nằm giữa khuôn viên di tích Thiên Trù, tuy mới được dựng từ năm 1980, nguyên bản là gác chuông chùa làng Cao Mật, thế nhưng gác chuông vẫn được coi là hạng mục chính, quan trọng của chùa Hương. Tháng 7/2015, công trình tu bổ gác chuông chính thức được Bộ VH-TT&DL ra văn bản thỏa thuận, sau khi thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và góp ý chỉnh sửa.

Tuy nhiên, trong cuộc kiểm tra liên ngành chiều 22/12/2015, nhiều chuyên gia bảo tồn cho biết, việc tu bổ gác chuông Thiên Trù đã không tuân thủ theo đúng quy trình, không thực hiện theo đúng hướng dẫn, thỏa thuận của Bộ VH-TT&DL, không có mái che trong quá trình tu bổ.

Gác chuông đã được thay thế bằng cấu kiện mới hoàn toàn, không tận dụng tối đa cấu kiện cũ để đảm bảo tính niên đại. Lẽ ra phải tổ chức cuộc họp, đánh giá cấu kiện, nhưng: “Chúng tôi đã được mời họp đâu mà họ đã hạ giải rồi”, một cán bộ của Cục Di sản văn hóa tham gia đoàn kiểm tra chia sẻ.

Ngay sau khi phát hiện việc tu bổ gác chuông Thiên Trù không đúng với quy trình, Cục Di sản Văn hóa đã yêu cầu Sở VH-TT Hà Nội kiểm tra, báo cáo cụ thể. Tuy nhiên, cũng giống như công trình xây dựng “Hương Nghiêm pháp đường” tại chùa Thiên Trù gây xôn xao dư luận trước đó, đến nay cả 2 công trình trên vẫn chưa có kết luận cụ thể cùng kết quả xử lý.

Chưa xin phép, vẫn làm

Trước đó, chiều 21/12, Sở VH-TT Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, các nhà khoa học kiểm tra thực tế hạng mục “Hương Nghiêm pháp đường” - công trình xây dựng không phép trong khu di tích chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức để đánh giá mức độ vi phạm và bàn giải pháp xử lý.

14-00-37_nh-5-1

Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội Trương Minh Tiến cho biết: Với vai trò quản lý, Sở đã cử đoàn cán bộ về kiểm tra hiện trạng và làm việc với BQL di tích, nhà chùa... Đoàn kiểm tra đã có văn bản báo cáo UBND thành phố, khẳng định công trình được xây dựng, nhưng đến thời điểm kiểm tra chưa có hồ sơ, xin phép. “Hồ sơ xin phép xây dựng mới dừng lại ở cấp huyện”, ông Tiến công bố.

Là người phê duyệt quy hoạch cho khu di tích này từ đầu những năm 2000, đồng thời là người duyệt xây dựng đường lên chùa Hương, PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa khẳng định: “Nhìn công trình xây dựng cao như thế, rất chướng”. Ông đề nghị trong thời gian sớm nhất, UBND huyện Mỹ Đức và Sở VH-TT Hà Nội cần trình UBND thành phố bản quy hoạch mới trên cơ sở phát triển quy hoạch cũ.

“Trong quy hoạch đó, thể hiện rõ nơi nào có thể được xây dựng, nơi nào không. Nói chung, ứng xử với ngôi chùa này phải xứng tầm với một “Nam Thiên đệ nhất động”; thứ nữa phải hướng đến di sản sẽ là di tích quốc gia đặc biệt. Sau khi trở thành di tích quốc gia đặc biệt có thể xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO xem xét công nhận là di sản văn hóa thế giới”, ông Bài nói.

GS.TS Phạm Mai Hùng, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa cho rằng có dấu hiệu vi phạm xây dựng tại khu di tích chùa Hương Tích.

Ông phân tích: “Hiện tại tất cả hồ sơ chưa có, quyết định của các cơ quan phê duyệt chưa có, thiết kế chưa có, tổng diện tích hoạch định và tổng mức đầu tư cũng không có. Công trình chúng ta đang xem xét từ tên gọi với công năng sử dụng đã có sự chênh nhau”.

Công trình chưa đúng Luật Di sản Văn hóa

Đó là khẳng định của ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội. Ông Tiến cho biết, chùa Hương là di tích xếp hạng nên phải quản lý theo đúng Luật Di sản. Khu di tích chùa Hương thuộc sở hữu Nhà nước, được TP Hà Nội giao cho UBND huyện Mỹ Đức quản lý toàn diện.

“Công trình xây dựng nằm cạnh các hạng mục di tích gốc của chùa Thiên Trù, mà đã nằm cạnh thì việc xây dựng công trình chưa đúng với Luật Di sản Văn hóa và các quy định khác hiện hành. Theo điều 36 Luật Di sản Văn hóa, việc xây dựng công trình này này phải được sự đồng ý của Bộ VH-TT&DL”, ông Trương Minh Tiến bày tỏ.

 

Xem thêm
Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Real Madrid đã chính thức giành chức vô địch La Liga mùa giải 2023-24 sau khi chứng kiến đối thủ cạnh tranh Barcelona gục ngã trước Girona.

HLV Kim Sang Sik có mặt ở Việt Nam

Tân HLV trưởng tuyển Việt Nam Kim Sang Sik gây được thiện cảm khi đặt chân xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), chuẩn bị ký hợp đồng với Liên Đoàn bóng đá Việt Nam

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.