| Hotline: 0983.970.780

Sẵn sàng vào vụ trồng rừng

Thứ Ba 15/02/2022 , 08:00 (GMT+7)

TUYÊN QUANG Tuyên Quang đã sẵn sàng nguồn cây giống chất lượng để chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm 2022.

Năm 2022, tỉnh Tuyên Quang lên kế hoạch trồng hơn 10.100 ha rừng. Đảm bảo mật độ, chất lượng diện tích này, các vườn ươm phải đáp ứng sản xuất được hơn 18,1 triệu cây giống, chủ yếu sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, dâm hom... Hiện các vườn ươm trong tỉnh đã sản xuất được hơn 3 triệu cây giống để đáp ứng nhu cầu trồng rừng vụ xuân.

Tuyên Quang đã chuẩn bị được hơn 3 triệu cây giống phục vụ việc trồng rừng năm 2022. Ảnh: Đào Thanh.

Tuyên Quang đã chuẩn bị được hơn 3 triệu cây giống phục vụ việc trồng rừng năm 2022. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Bùi Thu Thủy, Phó Giám đốc Công ty Lâm Nghiệp Tuyên Bình cho biết, hiện Công ty đã cơ bản chuẩn bị tốt các điều kiện để cung ứng nguồn cây giống chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm 2022. Trong đó, dịp đầu tháng 2 dương lịch, Công ty tập trung trồng khoảng 20 ha. Hiện Công ty đã và đang sản xuất được 50.000 cây giống vừa phục vụ diện tích rừng trồng mới của Công ty, vừa bán ra thị trường.

Vụ trồng rừng năm 2022, Công ty dự kiến trồng mới 180 ha rừng trên diện tích đã khai thác. Để đáp ứng đủ nguồn cây giống cho diện tích kế hoạch, Công ty sẽ sản xuất khoảng 500 nghìn cây giống, trong đó 300 nghìn cây phục vụ nhu cầu trồng rừng của Công ty và 200 nghìn cây phục vụ thị trường trong dân. Cây giống mà Công ty sản xuất hiện nay chủ yếu là keo dâm hom và keo hạt. Nếu thời tiết thuận lợi cho việc khai thác, Công ty dự kiến trong tháng 7 dương lịch sẽ kết thúc vụ trồng rừng năm 2022.

Nâng cao chất lượng rừng trồng, năm 2022, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người trồng rừng theo Nghị quyết số 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, người trồng rừng sẽ được hỗ trợ cây giống lâm nghiệp, gồm cây keo lai được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô; cây keo tai tượng được gieo ươm từ hạt giống nhập ngoại; cây dổi ăn hạt, cây sấu, cây trám trắng được nhân giống bằng phương pháp ghép...

Đầu Xuân Nhâm Dần, Tuyên Quang đã phát động phong trào Tết trồng cây sôi nổi trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đào Thanh.

Đầu Xuân Nhâm Dần, Tuyên Quang đã phát động phong trào Tết trồng cây sôi nổi trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đào Thanh.

Cuối năm 2021, gia đình ông Chu Sơn Ca, thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương thu hoạch 2 ha keo. Ngay khi thu hoạch xong, gia đình ông đã tiến hành xử lý thực bì. Để chuẩn bị kịp cho việc trồng rừng vụ xuân vào diện tích đã khai thác, gia đình ông đã tiến hành cuốc hố trên toàn bộ diện tích.

Ông Ca cho biết, năm nay gia đình đã đăng ký trồng cây keo nuôi cấy mô theo Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang để trồng cho toàn bộ diện tích đất rừng đã khai thác. Các điều kiện trồng rừng đã được ông chuẩn bị đầy đủ, chỉ đợi cây giống và thời tiết thuận lợi là tiến hành trồng, đảm bảo cây rừng có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Ông Triệu Đăng Khoa, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang cho biết, sau Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần, Chi cục đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn bà con thực hiện tốt các khâu tuyển chọn giống và các điều kiện đất, xử lý thực bì, cuốc hố cho vụ trồng rừng vụ xuân, vụ hè thu. Chi cục cũng khuyến cáo người dân cần tìm đến các cơ sở được cấp phép để mua cây giống, tuyệt đối không mua cây trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng trên thị trường để tránh để xảy ra những thiệt hại đáng tiếc.

Vụ trồng rừng năm 2022 được tỉnh Tuyên Quang triển khai làm 2 vụ là vụ xuân và hè thu. Trong đó, vụ xuân dịp tháng 1, tháng 2 tỉnh dự kiến sẽ trồng mới được hơn 1.000 ha rừng với nhu cầu hơn 1,6 triệu cây giống. Phấn đấu đến hết tháng 7, tỉnh Tuyên Quang sẽ cơ bản trồng được hơn 10.100 ha rừng theo kế hoạch trong năm 2022 đã đề ra.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm