| Hotline: 0983.970.780

Sát cánh cùng người bị hại phanh phui những sai phạm chục ngàn tỉ đồng

Thứ Năm 22/06/2017 , 14:45 (GMT+7)

Lần đầu tôi gặp ông Lương Xuân Bình vào khoảng đầu tháng 10/2016, khi ấy ông vẫn đang là Phó Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị của TP Hà Nội (MRB) và là người tố cáo những sai phạm gây thiệt hại cho đất nước hàng chục ngàn tỉ đồng.

Hôm đó, ông Bình gửi lại tôi bộ tài liệu dày cả trăm trang giấy, chia làm 6 nhóm vấn đề sai phạm của 6 gói thầu thuộc Dự án đường sắt trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội mà cơ quan ông đang thực hiện.

11-06-40_img_20170615_084512
Nhà báo Nguyễn Kiên Cường trao đổi cùng ông Lương Xuân Bình (người ngồi quay lưng)

Ông cho biết, suốt 3 năm qua, ông đã in hàng trăm bộ tài liệu như thế này để gửi tới các cơ quan chức năng: UBND TP Hà Nội, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan báo chí, tuy nhiên kết quả đem lại là vô vọng. Bắt tay chào nhau ra về, ông Bình tha thiết: “Giúp anh, em nhé! Có thể nay mai anh sẽ không còn làm lãnh đạo nữa nhưng anh làm việc này không vì bản thân. Sai phạm quá lớn em ạ. Anh không thể nhắm mắt làm ngơ được”.

Vài tuần sau, tôi là người đầu tiên được ông Bình gọi điện thoại thông báo: “Anh xuống làm chuyên viên rồi em ạ! Không sao đâu, anh đã biết trước và đã chờ đợi nó xảy ra”.

Thông tin của ông Bình khiến tôi sững lại. Quá trình tìm hiểu, phân tích động cơ ông Bình gửi hồ sơ tố cáo, tôi biết rằng MRB đã có Trưởng ban mới từ trước khi chúng tôi gặp nhau. Như vậy có thể loại trừ động cơ tranh giành quyền lực hay mâu thuẫn cá nhân.

Nhưng lạ rằng, người Trưởng ban mới về, còn chân ướt chân ráo sao có thể xử lý cấp phó nhanh đến thế? Hơn nữa, một cán bộ lãnh đạo đang tố cáo tham nhũng đáng ra phải được bảo vệ theo luật khiếu nại, tố cáo nhưng tại sao ông Bình dễ dàng trở thành “bị hại” đến như vậy?

Sau này chia sẻ thêm với ông tôi mới hiểu, thời gian 3 năm làm đơn tố cáo là 3 năm ông Bình phải chịu sức ép khủng khiếp. Ở cơ quan ông bị cô lập. Bạn bè, anh em có quý trọng ông cũng không dám lại gần thăm hỏi. Đối thủ cũng là cấp trên thì luôn rình rập để tìm ra khuyết điểm nhằm triệt hạ ông. Một mình một chiến tuyến, ông vừa phải đảm bảo làm tốt, thậm chí hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của cơ quan vừa phải tranh thủ mang đơn đi gõ cửa các cơ quan chức năng, cơ quan ngôn luận.

Lúc ấy, mỗi bộ hồ sơ gửi đi, không có hồi âm lại đẩy ông rơi sâu hơn vào cảm giác cô đơn không nơi nương tựa… Nhưng bằng ý chí, sự kiên định và niềm tin vào một thể chế xã hội vẫn còn công lý, ông vẫn một mình vững bước đấu tranh. Câu chuyện Trưởng ban vừa mới về đã tính triệt hạ ông là vấn đề làm “trong sạch” hệ thống. Đến kì bổ nhiệm lại, mặc dù mọi điều kiện bổ nhiệm đều đầy đủ, người ta không thể kiếm ra bất kì một lỗi nhỏ nào của ông nhưng họ đã cố tình làm sai nguyên tắc để loại ông ra khỏi cuộc chơi.

Khoanh vùng, cô lập, triệt hạ sự nghiệp… người ta đã làm tất cả chỉ để vùi dập người dám đứng lên tố cáo sự thật, nhằm bẻ gẫy ý chí và buộc phải từ bỏ. Nhưng họ đã nhầm!

Ông Lương Xuân Bình là người không thể sử dụng sức mạnh để khuất phục. Chức danh Phó trưởng ban MRB có thể là con đường sự nghiệp của ông lúc ban đầu nhưng kể từ 3 năm trước ông Bình đã định riêng cho mình một sự nghiệp với lý tưởng lớn hơn rất nhiều: Sự nghiệp đấu tranh chống tham nhũng.

Và giờ đây, khi không còn vướng bận, ông càng củng cố thêm ý chí sắt đá, đấu tranh quyết liệt hơn. Có thể mất chức Phó trưởng ban MRB, tiếng nói của ông không còn trọng lượng trong cơ quan nhưng cuộc đấu tranh của ông bây giờ mới thực sự bắt đầu. Có thể, ông bị cô lập, không tìm được tiếng nói chung đối với đồng nghiệp nhưng đối với xã hội ông không còn cô độc nữa, giờ đây ông đã có thêm bạn đồng hành là Tòa soạn Báo Nông nghiệp Việt Nam. Với sự tôn trọng, chân thành chúng tôi đã quyết đi cùng ông đến tận cùng của công bằng, lẽ phải.

Ngày 9/11/2016, Báo NNVN đăng tải bài viết đầu tiên phản ánh hàng loạt gói thầu thuộc Dự án Đường sắt trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội bị đội giá trên 10 ngàn tỉ đồng. Liên tục các số báo sau cũng lần lượt vạch trần từng sai phạm của lãnh đạo MRB trong công tác đấu thầu, theo đó mỗi sai phạm thông thầu gây thất thoát của nhà nước tới vài chục triệu EURO cho mỗi gói thầu.

Cụ thể, năm 2013, gói thầu số 3 Hầm và các ga ngầm từ 169,926 triệu EURO thành 226.246.839 triệu EURO, tăng trên 56 triệu EURO; gói thầu số 6 Hệ thống đường sắt 1 từ 173 triệu EURO thành 183,091 triệu EURO, tăng thêm 10 triệu EURO; gói thầu số 7: Hệ thống đường sắt 2 từ 42,346 triệu EURO thành 54 triệu EURO, tăng thêm gần 12 triệu EURO; gói thầu số 8 Hệ thống đường sắt 3 từ 37 triệu EURO thành 50 triệu EURO, tăng thêm 13 triệu EURO; gói thầu số 9: Hệ thống vé là 8,376 triệu EURO thành 15,285 triệu EURO, tăng thêm gần 7 triệu EURO.

Với kế hoạch bổ sung này, Việt Nam sẽ phải vay thêm 246 triệu EURO của các nhà tài trợ. Năm 2014, các gói thầu số 3, 6, 7 lại trải qua vài đợt tăng giá nữa. Và theo cập nhật mới nhất của Báo NNVN thì đến nay gói thầu số 6 đã tăng lên thành 265 triệu, đội giá so với dự toán ban đầu khoảng 92 triệu EURO, còn gói thầu số 3 đã lên tới 302 triệu EURO đội giá khoảng 133 triệu EURO. Chưa kể, MRB còn thông đồng với nhà thầu, lập hồ sơ khống gói thầu rà phá bom mìn, coi thường tính mạng nhân dân Thủ đô.

Sự thật đã bị phơi bày trước công luận. Ngày 19/5/2017, Thanh tra Chính phủ đã công bố sẽ tiến hành thanh tra Dự án đường sắt trên cao tuyến đoạn Nhổn - Ga Hà nội theo nội dung đơn tố cáo của ông Lương Xuân Bình. Việc Thanh tra Chính phủ vào cuộc là mốc son đầu tiên trong sự nghiệp đấu tranh chống tham nhũng của ông Bình, là thành quả của 3 năm miệt mài chiến đấu. Tuy đoàn thanh tra vẫn đang làm việc và vẫn chưa có kết luận cuối cùng nhưng những động thái ban đầu đã mang lại cho ông niềm tin và hy vọng.

Ông đã có thêm động lực để bước tiếp!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm